Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, các dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai nói riêng bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất, con người nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay đang khiến văn hóa dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một. Các địa phương trong tỉnh dù đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này, song đây vẫn là “bài toán” khó có lời giải.
Ngày 4/9, ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn huyện Chư Păh vừa phát hiện ba trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, gồm: R.C.C (12 tuổi, trú tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông), R.C.L.(16 tuổi, trú tại làng Krai, thị trấn Phú Hòa), R.C.C (12 tuổi, trú tại làng Bloi, thị trấn Ia Ly). Hiện cả ba trường hợp này đều đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chư Păh.
Với những nghĩa cử cao đẹp, ông Quách Trọng Hoan (sinh năm 1941, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, Gia Lai) được người dân địa phương gọi bằng cái tên thân mật là ông già Biển Hồ. Tên thật của ông cũng được người dân làng Bàng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (Gia Lai) đặt cho một ngọn núi tại địa phương là Chư Hoan (núi Hoan) vì ông đã vận động, giúp đỡ nhân dân tập trung sản xuất, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu.