|
Sóng biển làm vỡ bờ kè bê tông ở thôn Tân Lập, xã Tam Hải. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
|
Sóng biển làm vỡ bờ kè bê tông ở thôn Tân Lập, xã Tam Hải. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
Trước đây, xóm 3, thôn Bình Trung có 70 hộ dân nhưng hiện nay hầu hết gia đình đã chuyển đi nơi khác để lại những ngôi nhà hoang. Gia đình ông Võ Minh Công là một trong 6 hộ dân của xóm 3 bám trụ lại. Nước biển đang tiến sát vào tận vườn nhà của gia đình ông. Ông Võ Minh Công (71 tuổi) buồn rầu cho biết: Xóm 3 nằm ở khu vực cửa sông Trường Giang đổ ra biển nên sạt lở đã diễn ra từ lâu nhưng năm nay mặc dù không có gió bão lớn, khu vực này vẫn sạt lở rất nhanh, làm người dân không kịp trở tay.
|
Sóng biển làm vỡ bờ kè bê tông ở thôn Tân Lập, xã Tam Hải. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
|
Sóng biển làm vỡ bờ kè bê tông ở thôn Tân Lập, xã Tam Hải. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
Cùng với thôn Bình Trung, các thôn Tân Lập, Thuận An đang xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết: Năm 2012, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai hỗ trợ địa phương xây dựng bờ kè biển dài 1,8 km với tổng mức đầu tư 48 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần cuối của bờ kè với chiều dài 200m nằm ở thôn Tân Lập đã bị sóng biển đánh sập, cuốn đi những vệt rừng phòng hộ phía bên trong bờ kè của người dân. Hiện nay, xã đảo Tam Hải có 60 trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng sạt lở cần phải di dời khẩn cấp. Các hộ dân này chủ yếu là những hộ khó khăn nên mức hỗ trợ di dời 20 triệu đồng/hộ của tỉnh Quảng Nam rất khó giúp người dân xây nhà ở vị trí mới.
|
Ngôi nhà bỏ hoang nằm ở khu vực sạt lở nghiêm trọng tại thôn Bình Trung, xã Tam Hải. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
Trước tình trạng nước biển xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, xã Tam Hải mong muốn được đầu tư xây dựng các đoạn bờ kè kiên cố với tổng chiều dài khoảng 4,5 km. Người dân và chính quyền tại đây chủ động, tích cực trồng rừng ngập mặn với diện tích trồng mới đạt 17ha.