Ngày 11/6, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Ban Trị sự chùa Phật Quang (xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) và Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ tổ chức thả 9 cá thể động vật hoang dã về với rừng tự nhiên.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Nơi đây hiện có khoảng 176 loài thực vật thuộc 65 chi, 36 họ. Đặc biệt, cây tràm là loài ưu thế, nổi bật, làm nên nét đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập ngọt tỉnh Cà Mau và cũng chính điều kiện tự nhiên tuyệt vời này đã tạo ra đặc sản mật ong rừng tràm U Minh nổi tiếng.
Ở địa đầu cực Nam Tổ quốc, tỉnh Cà Mau không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý mà còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái đa dạng, bao gồm: biển, đảo, đất ngập nước, rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển thế giới với hai vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ) cùng nhiều đặc sản địa phương.
Chiều 7/8, ông Nguyễn Minh Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ) cho biết, đơn vị đã liên hệ với Vườn quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) để bàn giao một cá thể tê tê do người dân ở quận Cái Răng bắt được vào hai ngày trước.
Ngày 5/7, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết vừa phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2030 với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.458 tỷ đồng, trong đó có 1.400 tỷ đồng vốn xã hội hóa.
Tỉnh Cà Mau đang bước vào những tháng cao điểm của mùa khô năm 2023. Để khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ an toàn trước các nguy cơ, đơn vị quản lý rừng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng, chống cháy rừng.
Nằm ở cực Nam đất nước, Cà Mau sở hữu nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, khác biệt. Biến tài nguyên thành sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, thời điểm này, trong bối cảnh cùng cả nước ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, du lịch Cà Mau cũng nhìn nhận, đánh giá lại những thế mạnh để vừa vượt khó vừa sẵn sàng cho sự phát triển, bứt phá trong thời gian tới. Nội dung này được nhóm phóng viên TTXVN phản ánh qua hai bài viết với chủ đề: Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước.
Sản phẩm du lịch của tỉnh Cà Mau tuy đã được cải thiện nâng cao về chất lượng nhưng lại thiếu tính đa dạng, chưa tạo được chuỗi sản phẩm dịch vụ vui chơi, giải trí để thu hút du khách lưu trú dài ngày tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.