Tối 24/9, Yên Bái đã tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đón Huân chương Lao động hạng Nhì cho thành phố Yên Bái và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II.
Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển và liên kết vùng; đồng thời, tích cực triển khai quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc trên địa bàn.
Tỉnh Tuyên Quang có gần 450 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm 70% diện tích tự nhiên), trong đó có 190 nghìn ha rừng trồng, với sản lượng gỗ khai thác 1 triệu m3/năm, lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phát huy lợi thế này, tỉnh đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp xây dựng Tuyên Quang trở thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm sản xuất, chế biến gỗ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh tình hình mới, được Chính phủ cụ thể hóa thành Chương trình hành động rõ ràng, chi tiết, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân ngày một nâng lên. Đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ quyết tâm, đồng lòng và tận dụng tốt cơ hội để phát triển vùng “địa đầu”, “phên dậu” của Tổ quốc.
Trong số các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, nhiều địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều vùng sâu, vùng xa, biên giới đặc biệt khó khăn, cán bộ còn thiếu và yếu. Một nhiệm vụ của Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị được đề ra là các cấp ủy đảng, chính quyền phải đào tạo và bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là đồng bào dân tộc thiểu số để họ thấy được chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước, phát huy tính làm chủ, sáng tạo.
Được sự quan tâm, đầu tư của Trung ương và sự nỗ lực cố gắng của Đảng, chính quyền, nhân dân, các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ đã có sự đổi thay, phát triển rõ nét. Tuy nhiên, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển và là "lõi nghèo" của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Trong thời gian tới, các địa phương trong vùng cần đột phá phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống người dân, xóa “vùng lõi nghèo” của cả nước.
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, do đặc thù địa bàn đồi núi hiểm trở, giao thông bị chia cắt, đi lại rất khó khăn nên muốn thu hút đầu tư, giao thương hàng hóa để phát triển kinh tế - xã hội thì phải ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là đòn bẩy giúp vùng trung du, miền núi Bắc Bộ phát triển đột phá.
Ngày 27/8, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xúc tiến đầu tư vào vùng; với chủ đề “Tiềm năng - Cơ hội - Hợp tác phát triển”.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết 96/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát triển cửa khẩu số được tỉnh Lạng Sơn xác định là một trong năm trụ cột trong chuyển đổi số. Tại hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, nền tảng cửa khẩu số đang được ứng dụng thí điểm trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bước đầu mang hiệu quả thiết thực, đúng với các mục tiêu là phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành; công khai, minh bạch; không làm phát sinh chi phí, thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu… mà UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề ra.
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của các vùng và địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 31/7, tại thành phố Lai Châu, Tỉnh ủy Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW.