Sau những mất mát do cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử gây ra, trước thềm năm mới người dân vùng lũ Yên Bái đã được đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trong những ngôi nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình.
Với phương châm "4 tại chỗ", sáng 22/11, tại vùng lũ xã Mường Pồn, UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội cùng với đoàn thể, chính quyền địa phương và nhân dân đồng loạt ra quân triển khai nạo vét kênh mương, ruộng lúa bị mưa lũ gây bồi lấp, giúp người dân khôi phục sản xuất.
Ngày 17/9, BAC A BANK thông qua Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An trao tặng 50 nhà tình nghĩa và xây dựng điểm Trường Trung học cơ sở xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và điểm trường Nà Lẹo, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng bị sạt lở nghiêm trọng.
Sau hơn 1 tuần bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 gây mưa lớn, ngập lụt và chia cắt tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An khiến học sinh phải nghỉ học, ngày 10/10, học sinh nhiều trường học trên địa bàn đã đi học trở lại.
Hiện nay, con nước lũ tràn về các cánh đồng ở những địa phương đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp như huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, thành phố Hồng Ngự. Nhiều người dân ở vùng lũ rất phấn khởi vì có thêm thu nhập vài trăm nghìn đồng mỗi ngày với nghề đặt lọp cua đồng.
Thay vì khai giảng ở sân trường như mọi năm, sáng 5/9, hơn 200 học sinh của Trường Trung học Cơ sở Tạ Khoa, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) đã đến Nhà Văn hóa bản để dự Lễ Khai giảng do trước đó, ngôi trường này bị ngập trong bùn đất vì ảnh hưởng của trận lũ quét diễn ra sáng 4/9.
Nhóm từ thiện Fly to Sky (Gia Lai) vừa kết thúc đợt tặng quà cho 7 trường học nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ của tỉnh Quảng Ngãi với mong muốn “tiếp sức” để các em yên tâm đến trường.
Tháng 10 vừa qua, tỉnh Quảng Trị phải gánh chịu thiệt hại liên tiếp do 5 trận lũ lụt và cơn bão số 9 hoành hành. Sau lũ, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Nhằm đảm bảo vệ sinh nguồn nước, hạn chế các dịch bệnh có thể xảy ra, Quảng Trị đang nỗ lực triển khai tập trung xử lý nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu sau cơn bão số 9, từ ngày 29 đến ngày 31/10 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) có mưa to trên diện rộng, kết hợp với việc xả lũ của các đập thủy điện Khe Bố, Chi Khê nên đã xảy ra tình trạng ngập úng.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về ứng phó với bão số 8 và mưa lũ tại các tỉnh miền Trung diễn ra ngày 21/10.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, tính đến chiều 12/10, mực nước lũ trên địa bàn vẫn đang dâng cao đã khiến gần 41.000 nhà dân bị ngập sâu trong nước. Nhiều tài sản giá trị của người dân bị cuốn trôi, cây trồng, vật nuôi bị chết hoặc hư hỏng.
Cái nắng giữa hạ gay gắt, rát bỏng của miền Trung chợt dịu hẳn trên con đường vừa xuống khỏi dốc đê có hàng tre ken dày, xanh mát, chạy dài ôm trọn những mái nhà nằm sát bên bờ sông Lam. Con sông đương mùa hiền lành. Những ngôi nhà của người dân Xóm 1 (thôn), xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thuộc vùng lũ ngoài đê sông Lam, đã khang trang hơn so với nhiều năm trước.
Sau nhiều ngày mưa lũ trắng trời, đến trưa 6/9, tại tỉnh Quảng Bình, mưa đã tạnh, trời hửng nắng. Một số nơi nước lũ bắt đầu rút. Công tác khắc phục hậu quả được các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai, đặc biệt là các trường học.
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với một số đơn vị tổ chức trao tặng 122.000 cuốn vở cho các địa phương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Hoà Bình. Các tỉnh, thành Đoàn sẽ hỗ trợ vận chuyển và tổ chức cấp phát đến học sinh các trường trên địa bàn 12 tỉnh nêu trên; đảm bảo hỗ trợ đúng thời điểm, đúng đối tượng, minh bạch, công khai.
Cùng với học sinh cả nước, ngày 5/9, các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã nô nức tới trường khai giảng năm học mới.
Trong đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào cuối tháng 6 vừa qua, ngành giáo dục huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) chịu thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập. Mặc dù vậy, để chuẩn bị cho năm học mới 2018 - 2019 diễn ra đúng thời điểm, các cán bộ, giáo viên và chính quyền địa phương quyết tâm đưa các em học sinh tựu trường đông đủ, được học tại các lớp học kiến cố, an toàn với đầy đủ trang thiết bị.
Trận lũ lịch sử xảy ra vào tháng 8/2017 tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La để lại nhiều hậu quả nặng nề. Với sự chung tay, góp sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào cả nước cùng sự nỗ lực của chính người dân, đời sống người dân vùng lũ đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn mà người dân đang phải đối mặt hàng ngày như nhà ở chưa được kiên cố hay việc đảm bảo an toàn khi mùa mưa lũ đang đến gần.
Sau hơn 3 tháng xảy ra trận lũ ống, lũ quét, chúng tôi quay trở lại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất về người và tài sản trong trận lũ lịch sử vừa qua. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, đời sống của nhân dân vùng lũ đã từng bước được ổn định. Những hộ bị sập nhà, bị cuốn trôi đã được hỗ trợ xây dựng mới khang trang, chắc chắn. Tuy vậy, có 4 phòng học tại điểm trường lẻ bản Ruộng bị lũ quét hư hỏng hoàn toàn, đến nay vẫn chưa được khắc phục. Hiện gần 40 học sinh tiểu học và mầm non tại điểm trường này đang phải học nhờ dưới gầm nhà sàn của một hộ dân trong bản.
Ngoài nỗ lực của địa phương theo phương châm "4 tại chỗ", trong những ngày qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế liên tiếp nhận nhiều tấm lòng sẻ chia của đồng bào cả nước đối với người dân vùng lũ.
Ngày 7/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ tiếp nhận số tiền 250 triệu đồng do Ban chỉ đạo Tây Nguyên hỗ trợ cho người dân vùng lũ trong tỉnh để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, hàng nghìn hộ dân tỉnh Quảng Ngãi bị cô lập nhiều ngày, hệ thống vệ sinh, nước sinh hoạt thiếu nhưng khó khăn hơn cả là hệ thống điện bị ngừng trệ. Thời điểm cao nhất có tới trên 15.000 hộ dân Quảng Ngãi không có điện sinh hoạt.