Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.
Với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, nhiều loại cây trồng mới đã xuất hiện trên đồng đất vùng cao tỉnh Sơn La bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, gai xanh là một trong những cây trồng đang được nhân rộng tại nhiều địa phương ở Sơn La, kỳ vọng về hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo cho người dân.
Từ ngày 1/7/2021, nhiều xã, bản tại tỉnh Sơn La không còn nằm trong vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, nên đồng bào dân tộc thiểu số không được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế như trước đây. Vì vậy, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Sơn La đã giảm từ 95,7% xuống còn 82,7%. Trước thực trạng đó, ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang nỗ lực để tiếp tục mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế trong toàn dân.
Sáng 23/5, đông đảo cử tri trên địa bàn tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới Sơn La phấn khởi đi bỏ phiếu bầu những người có đủ đức, đủ tài vào đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 3/2, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La và Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức lễ khởi công “Trường đẹp cho em” tại điểm trường Hốc Bon, Trường Tiểu học Mường Khiêng 2, xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu.
Sơn La là tỉnh miền núi có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, vì vậy các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao, khó khăn. Do điều kiện như vậy, các giáo viên nữ công tác ở đây thường vất vả hơn, nhưng không vì thế mà khiến họ chùn bước. Hàng ngày, các cô giáo vẫn bám bản, bám trường để gieo chữ cho học sinh.