Theo phân tích các mẫu lấy từ động vật, các nhà khoa học đã phát hiện rằng nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 đã lây truyền nhiều lần từ hươu sang người. Kết quả trên được công bố trên tạp chí Nature số ra mới đây.
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết, ngày 25/4, nước ta ghi nhận 2.501 ca mắc, cao nhất trong hơn nửa năm qua. Cũng trong ngày 25/4 đã có thêm 1 bệnh nhân COVID-19 tại Nam Định tử vong.
Chiều 26/11, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước ghi nhận 427 ca COVID-19 mới, giảm hơn 100 trường hợp so với hôm qua. Trong ngày, số bệnh nhân nặng đã tăng lên 108 ca, trong đó có 14 ca phải thở máy xâm lấn.
Chiều 19/11, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước ghi nhận 259 ca mắc COVID-19 mới, giảm thấp nhất trong 4 ngày qua; có một bệnh nhân tại Bình Thuận tử vong.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.747.397 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.475 ca mắc).
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các địa phương có văn bản đăng ký nhu cầu vaccine COVID-19 tháng 5-6/2022 chưa đầy đủ, một số địa phương có văn bản đề nghị không nhận vaccine hoặc điều chuyển vaccine đã được phân bổ, dẫn đến việc có thể không đạt được mục tiêu... Vì vậy, Bộ Y tế đã có Công điện 702/CĐ-BYT gửi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
SARS-CoV-2 gây COVID-19 là một loại virus thuộc "đại gia đình" virus corona gồm nhiều chủng loại, trong đó có các loại virus gây cảm lạnh thông thường, do đó, người đã mắc COVID-19 có thể sẽ không bị cảm lạnh. Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở thành phố La Jolla, bang California (Mỹ).
UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...); đồng thời tiếp tục duy trì hoạt động giám sát, phát hiện sớm và điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19 kịp thời, hiệu quả là nội dung chính của công văn 2213/BYT-DP của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế nội địa.
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 28/4 đến 16 giờ ngày 29/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 6.068 ca nhiễm mới trong nước (giảm 1.048 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 4.592 ca trong cộng đồng).
COVID-19 được xem là bệnh về đường hô hấp, nhưng tác động của căn bệnh này vượt quá sự tác động đối với phổi. Kể từ khi đại dịch bùng phát, các nhà thần kinh học đã hiểu rõ rằng căn bệnh lây lan có thể ảnh hưởng đến ngay cả cơ quan quý giá nhất của con người là não bộ. Các biến chứng thần kinh và tâm thần của COVID-19 rất đa dạng và đôi khi vẫn tồn tại rất lâu sau khi bệnh nhân hồi phục. Đây là nhận định của nhà khoa học Serena Spudich được đưa ra trong bài viết mang tên "Perspective" đăng trên tạp chí Science mới đây.
Theo trang Medicalxpress, thiết bị khử trùng TESER ACT bằng tia cực tím mới sẽ sớm được sử dụng tại sân bay quốc tế Edmonton của Canada cũng như tại các văn phòng chính quyền ở thành phố Calgary và Edmonton nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 9/4 đến 16 giờ ngày 10/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 28.307 ca mắc mới trong nước (giảm 5.831 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 20.635 ca trong cộng đồng).
Trong quá trình nghiên cứu công dụng làm giảm tải lượng virus của thuốc có tên gọi camostat mesylate ở bệnh nhân COVID-19, nhóm nghiên cứu trường Trường Y Yale của Mỹ đã bất ngờ phát hiện hiệu quả của loại thuốc này trong việc ngăn ngừa nguy cơ mất khứu giác và vị giác của người bệnh.
Những người có "miễn dịch lai" nhờ được tiêm vaccine đầy đủ và từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ cao, chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 hiệu quả nhất. Đây là kết luận rút ra từ 2 nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 1/4.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình ghi nhận trên 198.000 ca mắc COVID-19, trong đó số trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 mắc bệnh có xu hướng gia tăng. Đa số trẻ mắc có triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi nhưng sau đó nhiều trẻ chịu ảnh hưởng nặng nề, nếu không được xác định, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi và đánh giá về tình trạng hiếm gặp bị mất thính giác và mắc các vấn đề về thính giác khác sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 26/3, số ca mắc COVID -19 mới tại các địa phương trong cả nước tiếp tục giảm mạnh. Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hà Nội (1.180 ca), Hải Dương (821 ca), Bình Dương (770 ca).
Ngày 21/3, hãng dược phẩm AstraZeneca cho biết hỗn hợp kháng thể đơn dòng Evusheld do hãng này phát triển đã được chứng minh có hiệu quả vô hiệu hóa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả dòng phụ BA.2 đang khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt ở châu Âu và châu Á.
Một nghiên cứu được công bố ngày 21/3 trên tạp chí Microbiology Spectrum của Tổ chức Vi sinh vật học của Mỹ cho thấy xét nghiệm gene qua nước bọt phát hiện virus SARS-CoV-2 nhanh hơn xét nghiệm dịch mũi họng.
Tác động của những mũi vaccine tăng cường đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện chưa được mô tả đầy đủ, dù các bằng chứng hiện có cho thấy hiệu quả của những mũi tăng cường này trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn biến nghiêm trọng và tử vong.
Các nhà khoa học đang tăng tốc phát triển các vaccine hiệu quả ngừa virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Mặc dù việc tiêm phòng COVID-19 đã giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong, nhiều ca nhiễm đột phá sau tiêm vẫn được ghi nhận.
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 12/1/2022 đến 16 giờ ngày 13/1/2022, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.725 ca mắc mới, trong đó 25 ca nhập cảnh và 16.700 ca ghi nhận trong nước (tăng 634 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.822 ca trong cộng đồng).
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 28/12 đến 16 giờ ngày 29/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.889 ca mắc mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 13.873 ca ghi nhận trong nước (giảm 548 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 8.853 ca trong cộng đồng.
Ngày 27/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết, trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh ngày 26/12 đã phát hiện 126 trường hợp dương tính với SASR-CoV-2; trong đó, riêng huyện Mai Sơn 112 ca.
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 25/12 đến 16 giờ ngày 26/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.218 ca mắc mới, trong đó 36 ca nhập cảnh và 15.182 ca ghi nhận trong nước (giảm 377 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố; có 9.635 ca trong cộng đồng.
Những người từng mắc COVID-19 có thể bị tổn thương tim nếu sau một năm khỏi bệnh vẫn cảm thấy hụt hơi, khó thở khi hoạt động thể chất. Đây là kết quả nghiên cứu công bố ngày 9/12 tại EuroEcho 2021 - hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) diễn ra ở Berlin, Đức.
Một loại kẹo cao su mới đang được thử nghiệm có thể hạn chế được lượng virus SARS-CoV-2 trong nước bọt, qua đó giúp giảm lây truyền bệnh. Phát minh này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp tiếp sức cho cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên thế giới.
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 30/10 cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 sẽ cao hơn gấp 5 lần đối với những trường hợp không tiêm chủng trong khi đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh này.