Dự kiến đến năm 2020, Vĩnh Phúc phấn đấu có 100% xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, tổng kinh phí đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020 trên 4.000 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành và địa phương trong tỉnh tăng cường chỉ đạo và tuyên truyền để người dân vừa tự nguyện tham gia và ủng hộ nhiệt tình phong trào xây dựng nông thôn mới.
Cùng đó, đảm bảo việc bố trí, sử dụng nguồn vốn cho chương trình phải được giải quyết kịp thời cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ để không gây thất thoát, lãng phí, ngăn chặn các hành vi tiêu cực nảy sinh.
Việc xây dựng các hạng mục công trình phải đảm bảo chất lượng, không vội vàng, không chạy theo bệnh thành tích mà ảnh hưởng đến chất lượng. Đặc biệt, việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2017- 2020 phải gắn với sự phát triển, nhất là thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung...
Qua 6 năm triển khai chương trình, cơ sở hạ tầng nông thôn Vĩnh Phúc đã thay đổi một cách nhanh chóng, toàn diện, tạo tiền đề cho khu vực nông nghiệp nông thôn ở Vĩnh Phúc phát triển mọi mặt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo thống kê, tổng kinh phí đã huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2016 là gần 8.968 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và lồng ghép từ các chương trình dự án khác...
Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 74/112 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 66,07%). Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn: 100% số xã đã được quy hoạch; có 90,5% đường liên xã, trục xã (1.459/1.612 km), 76,6% đường trục thôn, ngõ xóm (1.603/2.094 km) và 61,8% đường giao thông nội đồng (689,5/1.115 km) được cứng hóa.
Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc còn có 100% kênh loại I, II và 94,18% kênh loại III được kiên cố hóa; 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; hàng trăm phòng học các cấp ở 112 xã được xây mới, cải tạo đạt chuẩn, nâng số trường học đạt chuẩn quốc gia lên 348/390 trường chiếm 89,2%.
Không những thế, tỉnh có 71/112 xã được trang bị trung tâm văn hóa thể thao xã đạt chuẩn; 1.072 thôn có nhà văn hóa, trong đó 936 thôn (87,31%) có đủ cả nhà văn hóa và sân thể thao đơn giản đạt chuẩn. Toàn tỉnh có 59 chợ nông thôn được đầu tư, 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy cập Internet cho tổ chức, cá nhân.
Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành và địa phương trong tỉnh tăng cường chỉ đạo và tuyên truyền để người dân vừa tự nguyện tham gia và ủng hộ nhiệt tình phong trào xây dựng nông thôn mới.
Cùng đó, đảm bảo việc bố trí, sử dụng nguồn vốn cho chương trình phải được giải quyết kịp thời cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ để không gây thất thoát, lãng phí, ngăn chặn các hành vi tiêu cực nảy sinh.
Việc xây dựng các hạng mục công trình phải đảm bảo chất lượng, không vội vàng, không chạy theo bệnh thành tích mà ảnh hưởng đến chất lượng. Đặc biệt, việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2017- 2020 phải gắn với sự phát triển, nhất là thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung...
Qua 6 năm triển khai chương trình, cơ sở hạ tầng nông thôn Vĩnh Phúc đã thay đổi một cách nhanh chóng, toàn diện, tạo tiền đề cho khu vực nông nghiệp nông thôn ở Vĩnh Phúc phát triển mọi mặt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo thống kê, tổng kinh phí đã huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2016 là gần 8.968 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và lồng ghép từ các chương trình dự án khác...
Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 74/112 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 66,07%). Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn: 100% số xã đã được quy hoạch; có 90,5% đường liên xã, trục xã (1.459/1.612 km), 76,6% đường trục thôn, ngõ xóm (1.603/2.094 km) và 61,8% đường giao thông nội đồng (689,5/1.115 km) được cứng hóa.
Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc còn có 100% kênh loại I, II và 94,18% kênh loại III được kiên cố hóa; 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; hàng trăm phòng học các cấp ở 112 xã được xây mới, cải tạo đạt chuẩn, nâng số trường học đạt chuẩn quốc gia lên 348/390 trường chiếm 89,2%.
Không những thế, tỉnh có 71/112 xã được trang bị trung tâm văn hóa thể thao xã đạt chuẩn; 1.072 thôn có nhà văn hóa, trong đó 936 thôn (87,31%) có đủ cả nhà văn hóa và sân thể thao đơn giản đạt chuẩn. Toàn tỉnh có 59 chợ nông thôn được đầu tư, 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy cập Internet cho tổ chức, cá nhân.
Nguyễn Trọng Lịch