Với 27 năm trong nghề y và hơn 14 năm làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Hải Vân - Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp và kiểm soát bệnh không lây của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên vẫn luôn khát khao cống hiến vì sức khỏe cộng đồng...
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 2/11/2022 tại tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ trú tại huyện Cư M'gar, có tiền sử đi du lịch từ nước ngoài về.
Chiều 9/3, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã có Thông cáo số 933/TC-SYT về chùm ca bệnh ở làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon PLông. Cụ thể, kết quả xét nghiệm 7 mẫu rượu đều âm tính với Methanol. Các mẫu bệnh phẩm và thức ăn được chuyển về Viện Vệ sinh Dịch tể Tây Nguyên để xác định tác nhân, hiện chưa có kết quả.
Sau hai ngày tạm dừng hoạt động để thực hiện khử khuẩn, truy vết, xét nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Đoàn công tác Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, từ 13 giờ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai chính thức hoạt động bình thường trở lại.
Từ đầu năm 2020 đến ngày 30/11, toàn tỉnh Kon Tum ghi nhận 50 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và đã có một ca tử vong tại huyện Sa Thầy. Hiện, ngành Y tế tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân và chủ động phòng, chống không để dịch bệnh bùng phát mạnh trên địa bàn.
Sáng 7/7, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế Gia Lai xác nhận: Thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, trong tổng số 24 mẫu gửi xét nghiệm đã có kết quả tăng thêm 3 ca dương tính với bệnh bạch hầu, nâng tổng số ca mắc bạch hầu tại tỉnh Gia Lai lên 13 trường hợp (tất cả đều là người làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa), trong đó có 1 ca tử vong.
Tính đến sáng 3/7/2020, ngành y tế tỉnh Kon Tum đã ghi nhận tổng cộng 11 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và 9 trường hợp mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh.
Chiều 28/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế tới kiểm tra công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Quang Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Sáng 7/5, ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận hai trường hợp mắc viêm não Nhật Bản.
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, từ đầu năm 2017 đến nay,gần 3.000 trường hợp đã mắc bệnh tay chân miệng tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2016. Đắk Lắk là địa phương có số ca mắc tay chân miệng nhiều nhất với 1.700 ca, tiếp đến là Lâm Đồng và Đắk Nông.
Ngày 24/7, tại Kon Tum, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh bạch hầu khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013-2016.