Về miền văn hóa Thái cổ Che Căn

Về miền văn hóa Thái cổ Che Căn

Cách thành phố Điện Biên Phủ hơn 30 km, Che Căn được biết tới là bản bảo tồn nhiều giá trị văn hóa Thái cổ, là địa điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn đối với du khách khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Bà Sầm Thị Xanh - "sứ giả" văn hóa bản Hoa Tiến chuẩn bị đón tiếp khách du lịch. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Những “sứ giả” của văn hóa Thái

Từ lâu, du khách đã quá quen với những người trẻ làm du lịch, thế nhưng ở làng văn hóa cộng đồng bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, du khách lại rất thích thú với hình ảnh người hướng dẫn viên cao tuổi. Với những người cao tuổi ở bản Hoa Tiến, đây lại là cơ hội để họ được giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và họ tự hào về điều này.
Người đam mê văn hóa truyền thống dân tộc Thái

Người đam mê văn hóa truyền thống dân tộc Thái

“Khi làm việc thì ai cũng có đam mê nhất định nhưng riêng tôi may mắn có đam mê văn hóa truyền thống dân tộc Thái và được sinh sống ở bản mường, ngay trên chính quê hương mình”, Nghệ nhân ưu tú Sầm Văn Bình, bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trải lòng. Cũng vì niềm đam mê ấy mà nhiều người ví ông là một nhà Thái học và rất có thành công với nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai - Tay (chữ Thái Quỳ Châu), sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần một chục đầu sách có giá trị.