Ngày 1-2/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023.
Lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời phản ánh một phần bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường nơi đây.
Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Đây là Lễ hội gắn với những truyền thuyết về thuở lập bản, dựng mường trong tâm thức dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu.
Đi lễ đình, đền, chùa, dinh… đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Những ngày đầu Xuân, các điểm du lịch tâm linh và danh thắng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thu hút đông đảo du khách ở nhiều lứa tuổi đến dâng lễ, cúng cầu phúc lành, may mắn cho một năm mới và cũng kết hợp đi du xuân, tham quan. Thời điểm này cũng được coi là thời điểm “vàng” của mùa du lịch tâm linh trong năm.
Múa rối chầu Thánh (còn gọi là múa rối cạn, múa rối ổi lỗi) là loại hình nghệ thuật độc đáo ở tỉnh Nam Định. Múa rối chầu Thánh diễn ra trong không gian linh thiêng, đậm nét văn hóa tâm linh...
Sáng 6/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, triển khai một số dự án kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn tỉnh; trong đó có việc triển khai dự án Khu du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ - Cáp treo Núi Sam - một công trình được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy hiệu quả cơ cấu kinh tế theo hướng coi du lịch là một mũi nhọn tăng trưởng quan trọng tại An Giang.
Đối với người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), chiêng Tha là biểu tượng của tinh thần, là “thần linh” che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, yên bình.
Vĩnh Long là vùng đất có nhiều di tích, gắn liền với văn hóa tâm linh được định hình từ nhiều thập kỷ trước. Tọa lạc trong nội ô TP. Vĩnh Long, Văn Thánh miếu (Phường 4) và đình Long Thanh (Phường 5) được xem là hai trong nhiều di tích lịch sử văn hóa hiện hữu nơi đây. Trải qua thời gian, đến nay những di tích này vẫn được giữ gìn và bảo tồn các giá trị truyền thống.