Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Kế hoạch 2064/KH-UBND về việc sử dụng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong năm 2023, xác định nhu cầu cần bổ sung 5.090 liều vaccine phòng COVID-19 từ Bộ Y tế, để đảm bảo tổng nhu cầu 17.000 liều vaccine trong năm 2023.
Bộ Y tế vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tiếp nhận, triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và về tình hình sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước.
Các nhà virus học và các nhà miễn dịch học hàng đầu nhận định sự xuất hiện của biến thể Omicron với số lượng đột biến cao là một lời cảnh tỉnh để giới khoa học và các nhà sản xuất phát triển các loại vaccine nhắm vào những phần ít đột biến của virus SARS-CoV-2.
Trong những tháng gần đây các ca mắc mới COVID-19 ở những người đã tiêm vaccine ngày càng phổ biến, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh và khả năng miễn dịch nhờ tiêm vaccine giảm dần. Điều này cho thấy cần phải tiêm liều vaccine tăng cường cho những người đã tiêm đủ liều sau một khoảng thời gian nhất định.
Những ngày gần đây, dư luận hết sức quan tâm về việc hai lô vaccine Pfizer số 124001 và số 123002, được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tăng thêm 3 tháng sử dụng, đến ngày 28/2/2022 thay vì hết hạn ngày 30/11 như ghi trên nhãn. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc tiêm vaccine COVID-19 cho con em mình.
Chiều 6/10, Lễ bàn giao 300.000 liều vaccine COVID-19 AstraZeneca; 614.000 khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật; 40.800 bộ quần áo bảo hộ của Chính phủ Australia hỗ trợ Việt Nam, đã diễn ra tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 trong bối cảnh vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng liệu có cần thiết phải tiêm mũi thứ ba sớm hay không khi mà bộ nhớ hệ miễn dịch vẫn hoạt động.
Ngày 21/9, thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Italy vừa thông báo quyết định viện trợ bổ sung 796.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX, nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19. Quyết định mới nhất này nâng tổng số vaccine mà Italy viện trợ cho Việt Nam lên hơn 1,6 triệu liều, đưa Việt Nam trở thành một trong những đối tác ưu tiên nhận vaccine lớn nhất của Italy trên toàn cầu. Italy cũng là một trong những thành viên Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ lớn nhất cho Việt Nam qua cơ chế COVAX.
Bộ Y tế cho biết từ 17 giờ ngày 11/9 đến 17 giờ ngày 12/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 11.469 ca ghi nhận trong nước.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính tới sáng 3/8, trên cả nước đã có gần 7 triệu liều vaccine đã được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân. Trong đó có gần 713.000 người đã tiêm đủ 2 mũi.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/7 cho biết, trong cuộc Đối thoại Kinh doanh về Hợp tác vaccine do Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ trì hôm 29/7 vừa qua, một số quan chức các công ty vaccine Trung Quốc cho biết, các nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của nước này đang tiến hành những thử nghiệm chống lại biến thể Delta trên các sản phẩm của họ.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 168/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về việc ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký, lưu hành trong trường hợp cấp bách đối với vaccine COVID-19 và Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 năm 2021.
Sau phiên họp về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 11/6, Bộ Chính trị đã kết luận về một số nhiệm vụ trọng tâm, trong dó có việc “nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang”.
Ngành Y tế cần tiếp tục giám sát, điều tra các trường hợp đến khám sàng lọc tại các bệnh viện để truy vết, cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Bên cạnh đó, ngành cần thực hiện xét nghiệm mở rộng, ưu tiên từ các khu vực xuất hiện ca mắc, xét nghiệm theo chuỗi tiếp xúc gần; xét nghiệm toàn bộ cư dân tại khu vực tòa nhà, chung cư có ca mắc. Đây là yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố với 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức ngày 11/6.
Sáng 18/5, Bộ Y tế cho biết, sau 1 tuần điều trị, sức khỏe nữ điều dưỡng ở Bệnh viện Đà Nẵng bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã ổn định và được xuất viện.
Ngày 8/4, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học cho biết, 554 tình nguyện viên đã hoàn thành việc tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax sau 14 ngày triển khai tiêm thử nghiệm.
Chiều 1/4, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự Lễ tiếp nhận 811.200 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility (Cơ chế Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19) cho Việt Nam, với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI).
Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho hay, đến 16 giờ ngày 31/3, đã có thêm 1.487 người được tiêm chủng vaccine COVID-19 tại 9 tỉnh, thành phố.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu đưa vào thử nghiệm phần mềm điện thoại để hiện thị chứng nhận điện tử đối với kết quả xét nghiệm PCR và lịch sử tiêm vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu, đi lại giữa các quốc gia trên thế giới.
“Vấn đề vaccine COVID-19 được Cục Y tế dự phòng thực hiện, phối hợp với Cục Dược cấp phép, lên kế hoạch phân phối và Cục Đào tạo (Bộ Y tế) theo dõi đánh giá hiệu quả. Sẽ không tiêm vaccine ồ ạt mà không theo dõi. Đây là cách làm khôn ngoan để vừa chống dịch vừa kiểm soát độ an toàn, để đảm bảo đưa vaccine COVID-19 an toàn nhất đến người dân”.
Cùng với các giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng, Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai các giải pháp để người dân sớm được tiếp cận với vaccine phòng COVID-19.
Theo văn bản số 1215/QLD-KD về việc nhập khẩu thuốc chưa có Đăng ký lưu hành để dáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch COVID-19 vừa được ông Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) ký ban hành, Cục Quản lý dược đã chấp thuận cho Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca gồm 204.000 liều.
Vaccine COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đóng tại tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ.... đã cho kết quả vaccine an toàn, tạo khả năng miễn dịch cao trên động vật. Viện Vaccine và Sinh phẩm đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm trên người vào tháng 1/2021, sớm hơn kế hoạch ban đầu 2 tháng.
“Nếu thuận lợi, phải đến quý II, năm 2022, Việt Nam mới có thể cung ứng rộng rãi vaccine COVID-19; do đó, vẫn phải triển khai quyết liệt, thực hiện nghiêm tất cả các biện pháp phòng, chống dịch; không thể trông cậy quá nhiều vào vaccine COVID-19”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chiều 7/12, tại Trụ sở Chính phủ.
Việt Nam sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine COVID-19 từ ngày 10/12. Đây là thông tin tại cuộc họp của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế với các đơn vị sản xuất vaccine COVID-19 tại Việt Nam về tình hình nghiên cứu sản xuất vaccine COVID-19 trong nước, được tổ chức ngày 5/12 tại Hà Nội.