Ngày 8/3, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu.
Tại Vùng 4 Hải quân (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của cán bộ, chiến sĩ ngày càng mạnh mẽ. Khoa học được ứng dụng vào thực tiễn huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong các đơn vị chính là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển khoa học quân sự, đổi mới sáng tạo.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tập trung hỗ trợ, khuyến khích nông dân đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyên canh cây màu để đảm bảo năng suất, chất lượng, có thu nhập ổn định trước sự biến đổi khí hậu.
Tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 23.700 ha đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 5 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.
Xác định trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm từ cây dược liệu là lĩnh vực mũi nhọn, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đang tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chế biến sản phẩm từ các cây dược liệu để xuất khẩu. Đây cũng là hướng đi mới trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở địa phương này.
Là địa phương đi đầu trong việc phát triển mô hình kinh tế hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp ở Tiền Giang, đến nay, huyện Gò Công Tây đã thành lập được 16 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; trong đó, có 3 hợp tác xã chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chí VietGAP, gồm: Hợp tác xã rau an toàn Hòa Thạnh (xã Bình Tân), Hợp tác xã rau an toàn Phú Quới (xã Yên Luông) và Hợp tác xã rau an toàn Thạnh Hưng (xã Thạnh Trị) với tổng diện tích rau an toàn VietGAP 30.000 m2, chuyên sản xuất 18 chủng loại rau cung cấp các siêu thị, bếp ăn tập thể, nhà hàng trong ngoài tỉnh.
Ở Tiền Giang, nông dân Đỗ Hiếu Liêm, cư ngụ tại xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo là tấm gương tiên phong trong việc chủ động nắm bắt khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất để làm giàu, tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.