Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm huy động nguồn lực, tổ chức Tết Trung thu với các hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình "Biên cương - Đêm hội Trăng rằm".
Theo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng, trong những ngày qua, nhiều hoạt động hướng về người nghèo khó khăn và trẻ em vùng biên giới biển được các đơn vị trực thuộc và Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng thực hiện.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn một kết quả khảo sát mới công bố cho thấy Việt Nam là điểm đến du lịch nước ngoài được yêu thích trong dịp lễ Trung Thu (Chuseok) năm nay đối với người Hàn Quốc.
Tết Trung thu là dịp các thiếu nhi muôn nơi được thỏa sức vui chơi, phá cỗ, rước đèn. Tuy nhiên, với những bệnh nhi đang điều trị bệnh hay các bạn nhỏ khuyết tật, mồ côi niềm vui ấy khó có thể trọn vẹn. Năm nay, với sự quan tâm từ các cấp, chính quyền, đoàn thể tỉnh Thừa Thiên - Huế, các em cũng được hưởng một mùa Trung thu ấm áp.
Không khí Trung Thu đang rộn ràng trên khắp phố phường của tỉnh Vĩnh Long. Trung Thu cận kề cũng là lúc các cấp chính quyền, đoàn thể và nhiều tổ chức, cá nhân thiện nguyện cùng chung tay trên hành trình chăm lo cho trẻ em, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tối 26/9, tại Trường Trung học cơ sở Hàm Cần (xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp tỉnh tổ chức chương trình “Trung thu cho em - Lồng đèn thắp sáng ước mơ” năm 2023.
Ngày 26/9, UBND tỉnh Long An tổ chức Hội trại Trung Thu trăng sáng vùng biên tại huyện Đức Huệ. Đây là Ngày hội Trăng rằm dành cho 110 trẻ em vùng biên giới của tỉnh có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Sáng 10/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt thân mật các trẻ mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu năm 2022 và đầu năm học mới 2022-2023.
Thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thiệt thòi của trẻ em vùng núi, vùng sâu vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cùng các đơn vị đồng hành, các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa vui Tết Trung thu năm 2022 cho các em.
Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm đã thực hiện các chương trình vui Tết Trung thu, vui hội trăng rằm cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Những món quà ý nghĩa đã góp phần mang đến cho các em một mùa Trung thu trọn vẹn.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Lễ hội Trung Thu năm 2022 với chủ đề "Bánh Trung Thu và trái cây 3 miền" sẽ diễn ra từ ngày 7-10/9 (ngày 12-15 tháng 8 âm lịch) tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
Chiều 1/10, tại Trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú huyện Thường Xuân, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa phối hợp với Công ty bánh kẹo Bibica cùng các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình “Tết Trung thu cho em” năm 2020 cho 600 thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.
Nhằm tuyên truyền sâu rộng về lịch sử và ý nghĩa ngày Tết trung thu cho học sinh và con em cán bộ, giáo viên trong nhà trường, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh, tối 30/9, Ban Chấp hành công đoàn trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La tổ chức Tết trung thu cho các em với chủ đề “Đêm hội trăng rằm”.
Hơn 30 năm nay, cứ vào mỗi mùa Trung thu, người dân thành phố Hà Tĩnh lại thấy ông Trương Viết Dũng (70 tuổi, trú tại phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đứng bên chiếc xe máy trước công viên Lý Tự Trọng bán những chiếc đèn ông sao, đèn cá rực rỡ sắc màu.
Ngày 29/9, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn công tác đã đến chung vui và tặng quà trung thu cho các cháu học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Xín Chải (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).
Ngày nay, xã hội phát triển, các loại khuôn bánh Trung thu bằng nhựa với giá thành rẻ dần lên ngôi nhưng ở đâu đó vẫn còn những con người tâm huyết, lặng lẽ gìn giữ nét truyền thống của nghề làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ.
Chiều 24/9, Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phối hợp với chính quyền xã Thành Sơn, huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình “Trung thu vùng cao” năm 2020 với nhiều hoạt động vui đón trung thu dành cho trẻ em trên địa bàn xã. Tổng giá trị tiền mặt và quà khoảng 150 triệu đồng.
Với mong muốn mang một cái Tết Trung thu thật đầm ấm, trọn vẹn niềm vui đến với trẻ em vùng biên giới, hải đảo, những ngày này, các tổ chức, cá nhân thiện nguyện đã cùng chung tay, góp sức với các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều chương trình vui Tết Trung thu ý nghĩa và thiết thực cho các em nhỏ nơi biên giới của Tổ quốc.
Đông Hưng B là xã nằm trong vùng lõm của huyện An Minh (Kiên Giang). Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu từ trồng cây tràm, nuôi tôm, cá, nuôi ong rừng lấy mật, nhưng những năm gần đây nguồn lợi sản vật thiên nhiên ngày càng giảm dần. Đời sống khó khăn, nên vào dịp Tết Trung thu, trẻ em không có tiền mua bánh trung thu hay lồng đèn để vui ngày hội trăng rằm.
Cô bé người Mông Hoa Vừ Thị Mỉ, 8 tuổi, vừa bước vào lớp ba, kể rằng năm nay em được đón một cái Tết Trung Thu vui lắm. Sử dụng tiếng Việt rất ngộ nghĩnh, em hào hứng tả về những cái "rất rất" mà hàng trăm bạn nhỏ ở các thôn Sảng Pả, Sẻo Lủng, Lũng Sính, Sả Lủng A, Sả Lủng B… (xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vừa được trải nghiệm trong Ngày hội "Trung Thu cho em - Tiếp bước đến trường".
Tối 11/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An cùng Thủy điện Bản Vẽ đã phối hợp tổ chức chương trình "Trung Thu về Bản" cho gần 600 thiếu niên, nhi đồng của hai xã tái định cư Thanh Sơn và Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Tối 11/9, hàng nghìn thiếu nhi cùng đông đảo người dân và du khách đã tập trung về Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) để tham dự Lễ hội rước đèn Trung Thu Phan Thiết 2019. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của địa phương, phục vụ phát triển du lịch. Lễ hội này đã được tạp chí Vietbooks xác lập kỷ lục “Lễ hội rước đèn Trung Thu lớn nhất Việt Nam”.
Mặt nạ giấy bồi là đồ chơi Trung thu lâu năm của người Hà Nội. Trước đây, mỗi dịp Trung thu, món đồ chơi này rất phổ biến và thu hút trẻ em Thủ đô. Tuy nhiên đến nay, không còn mấy người gắn bó với nghề này.
Với mong muốn mang đến cho các em một đêm Trung thu trọn niềm vui, đầy nghĩa tình, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Điện Biên phối hợp với Tỉnh Đoàn Điện Biên tổ chức Chương trình “Trung thu nụ cười vùng cao” tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hẹ Muông.
Tối 20/9, tại Trường THCS Xá Lượng, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, Huyện Đoàn Tương Dương cùng Công ty Thủy điện Bản Vẽ phối hợp tổ chức tết Trung thu cho hơn 700 học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Là địa phương có số lượng trẻ em dân tộc thiểu số khá đông, năm 2018, tỉnh Gia Lai chú trọng việc chăm lo Tết Trung thu cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; trẻ em mồ côi, khuyết tật; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng. Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu.
Tối 2/10, đông đảo thiếu nhi, người dân và du khách đã tập trung về Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) để tham dự Lễ hội rước đèn Trung thu 2017.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 28/9 cho biết: Lễ hội Trung thu năm 2017 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) từ ngày 2-4/10.