Trong động thái nhiều khả năng sẽ báo hiệu một chương mới trong quan hệ song phương, ngày 14/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi dỡ bỏ trừng phạt kinh tế nhằm vào quốc gia Đông Nam Á này.
Ngày 24/8, kết thúc cuộc họp ba bên thường niên tại Tokyo, các Ngoại trưởng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí hối thúc Triều Tiên kiềm chế hành động khiêu khích và tuân thủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) công bố gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine. Trong một tuyên bố, EU nêu rõ Hội đồng châu Âu đã quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào những lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga cho đến ngày 31/1/2017, sau khi các biện pháp hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 7/2016. Lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào các ngành năng lượng, tài chính và quốc phòng của Nga.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 19/6 tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) nên dần dần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, với điều kiện xuất hiện tiến triển đáng kể trong tiến trình hòa bình.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 30/5 xác nhận thông tin từ Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker (Giăng Clốt Giăng-cơ) sẽ dự Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Peterburg diễn ra từ ngày 16 đến 18/6 tới theo lời mời của Nga.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với những tranh luận khó khăn về việc gia hạn trừng phạt Nga do vấp phải sự phản đối ngày càng lớn của một số nước thành viên.
Theo hãng tin Kyodo, ngày 5/4, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Triều Tiên Vũ Đại Vĩ (Wu Dawei) và Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Kimihiro Ishikane (Ki-mi-hi-rô I-si-ca-nê) đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) quyết định do việc Bình Nhưỡng theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Ngay sau khi Nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên được Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) thông qua, nhiều nước như Mỹ, Anh và Hàn Quốc đã lên tiếng hoan nghênh về bước đi mới nhất này của LHQ.
Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) đã ký phê chuẩn dự luật tăng cường trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này tiến hành các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo tầm xa mang vệ tinh, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
Ngày 5/2, Trung Quốc tuyên bố phản đối các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư vừa qua.
Nga bị thiệt hại khoảng 25 tỷ euro trong năm 2015 do các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), trong khi mức thiệt hại mà EU hứng chịu do các biện pháp tương tự từ Moskva trong 2 năm 2014-2015 là 90 tỷ euro.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, trưa 6/1, giờ New York (tức rạng sáng 7/1 theo giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp, thảo luận các biện pháp đối phó với tình huống nghiêm trọng nảy sinh từ việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch (còn gọi là bom H) ngày 6/1 (theo giờ Triều Tiên).
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) ngày 28/12 đã ký sắc lệnh bổ sung các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó cấm không chỉ các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các công ty do công dân Thổ Nhĩ Kỹ kiểm soát thực hiện các công việc trên lãnh thổ Nga.
Ngày 22/12, Bộ Tài chính Mỹ đã bổ sung hàng chục cá nhân và tổ chức của Nga vào danh sách trừng phạt với cáo buộc có liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Ngay lập tức, Nga đã chỉ trích hành động của Mỹ là sai trái, mang tính thù địch và Moskva sẵn sàng có các biện pháp đáp trả.