Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, thị xã Cai Lậy khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu ở những địa bàn khó khăn thông qua các mô hình phù hợp và hiệu quả: chuyên canh màu, luân canh 1 vụ màu trong mùa lũ kết hợp 2 vụ lúa/năm… giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa có giá trị tham gia thị trường.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, Tiền Giang phát triển tiềm năng và thế mạnh ngành hàng trồng rau màu thực phẩm theo hướng quy hoạch các vùng sản xuất tập trung cho sản lượng hàng hóa lớn, phát triển kinh tế hợp tác trên lĩnh vực trồng rau màu, tập hợp nông dân và liên kết theo mô hình chuỗi giá trị, giải quyết đầu ra cho nông sản đồng thời với chuyển giao khoa học công nghệ giúp tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa cũng như nhân rộng các mô hình trồng rau màu hiệu quả trong nông dân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng và thế mạnh rau màu trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, các huyện, thành phía Đông tiếp giáp biển Đông nhiều khó khăn của tỉnh: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thành phố Gò Công đã quan tâm tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển đất trồng lúa ở những địa bàn khó khăn, thường xuyên ảnh hưởng hạn mặn sang trồng rau màu.
Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống hạn mặn và giảm nhẹ thiên tai, trong mùa khô 2023 -2024, nông dân vùng dự án ngọt hóa Gò Công đã trồng được gần 14.000 ha rau màu, tập trung tại những địa bàn ven biển, trong nội đồng xa, vùng ảnh hưởng hạn mặn đang gặp khó khăn…Bà con đã thu hoạch đạt sản lượng gần 256.000 tấn rau màu hàng hóa.
Nhằm phát triển vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp, tỉnh Tiền Giang đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển vùng chuyên canh rau màu.
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, trong ba tháng đầu năm, toàn tỉnh trồng được trên 25.000 ha rau màu các loại, đạt trên 46% chỉ tiêu cả năm; trong đó có gần 2.500 ha rau màu trồng trên chân ruộng.
Hàng nghìn nông dân trong tỉnh Trà Vinh chuyên trồng rau màu phấn khởi nhờ nhu cầu thị trường những ngày gần Tết Nguyên đán tăng mạnh và giá rau màu các loại tăng cao từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2024.
Nông dân chuyên trồng màu tại tỉnh Trà Vinh hiện rất phấn khởi vì giá các loại rau màu thực phẩm tăng cao, nhất là đối với một số loại rau như xà lách, rau thơm, hành lá, ớt, đậu các loại... Giá các loại rau màu tăng từ 10.000 – 30.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 8/2022.
Nông dân chuyên trồng màu trong tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi nhờ giá các loại rau màu thực phẩm như cải xanh các loại, xà lách, rau thơm, hành lá, ớt, bầu, bí đỏ,…tăng cao và ổn định từ tháng 6/2022 đến nay.
Cụ thể hóa mục tiêu tái cơ cấu sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, Tiền Giang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích rau màu, nhân rộng mô hình luân canh, chuyên canh màu trên ruộng nhằm tạo cơ cấu sản xuất đa dạng và hiệu quả, nâng đời sống nhân dân các vùng nông thôn kh vực vùng sâu, xa.
Những năm gần đây nhiều nông dân ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đầu tư chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi kết hợp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao; trong đó, mô hình trồng rau màu được người dân chú trọng.
Mặc dù thời tiết đầu vụ có phần bất lợi, thế nhưng tại nhiều vùng ngọt hoá Bắc Cà Mau, nhiều hộ dân đã thực hiện thành công mô hình trồng vụ màu trên đất ruộng lúa cho thu nhập khá cao.
Nhằm phòng tránh hạn mặn gây hại đồng thời cụ thể hóa chủ trương sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, nông dân tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi trên 1.800 ha đất lúa ở những địa bàn khó khăn: ven biển, xa nguồn nước bơm tưới, đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả, đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười,…sang trồng các loại rau màu kinh tế như: dưa hấu, bắp ăn, ớt, rau đậu các loại,…mang lại thu nhập cao vừa giảm nguy cơ thiên tai. Đời sống nhân dân do vậy ổn định.