Mạnh dạn từ bỏ nhãn quế để chuyến sang trồng nhãn Ido, gần 10 năm qua, anh Nguyễn Hữu Thanh ở ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã thành công với cây nhãn Ido. Với 7 ha, mỗi năm, cây nhãn Ido đem lại cho anh Thanh lợi nhuận gần 2 tỷ đồng, có năm trúng mùa và được giá, lợi nhuận có thể lên đến 3 tỷ đồng. Với những thành tích nổi bật trên, anh Thanh vừa được Trung ương Hội nông dân Việt Nam chọn là nông dân xuất sắc Việt Nam năm 2020.
Trên đất vải Thanh Hà (Hải Dương), năm nay, cùng với niềm vui được mùa của những nông dân trồng vải, nhiều gia đình trồng nhãn cũng có một mùa bội thu.
Những năm gần đây, cây nhãn ghép ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã từng bước trở thành loại cây trồng chính, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để thương hiệu nhãn Sông Mã ngày càng phát triển bền vững, ổn định, chính quyền địa phương và người dân ở đây đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nhãn ghép trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.
Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm nhãn bên dưới gần mặt đất, hoặc trong tán cây. Bệnh tấn công từ bên dưới đít trái, sau đó lan dần lên và trái rụng khi vết bệnh chiếm khoảng 1/3 trái.
Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3, sử dụng hóa chất KCLO3 và NaCLO3 xử lý cho những cây nhãn không ra hoa nhưng lộc trên cây đã chuyển màu bánh tẻ hoặc đã già…
Trong khi các vườn nhãn trong tỉnh sắp đến kỳ thu hoạch quả thì nhiều cây nhãn của lão nông Hoàng Quang Tuấn ở xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên mới bắt đầu ra hoa giữa mùa hè.