Ban Điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (AMD) vừa tổng kết mô hình khảo nghiệm trồng lạc giống trong mùa mưa do dự án AMD Trà Vinh đầu tư hỗ trợ cho 17 hộ nông dân ở ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang sản xuất.
Người trồng lạc vùng biên viễn Cao Bằng rất phấn khởi khi nói rằng: Cây lạc phủ xanh vùng biên giới giúp dân thoát nghèo là có công rất lớn của anh Bế Văn Tùng.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình sản xuất lạc sử dụng phân hữu cơ khoáng vi sinh, tưới tiết kiệm nước. Đây là mô hình được dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (AMD Trà Vinh) hỗ trợ tổ hợp tác sản xuất lạc Đồng Tâm, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, thực hiện thành công ở vụ Đông Xuân 2016-2017, cho hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nước tưới đáng kể, giúp những địa phương thường xuyên bị thiếu nước tưới trong mùa khô sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.
Mô hình trồng lạc theo hướng hữu cơ ở vụ Hè Thu mới được tỉnh Trà Vinh áp dụng tại các xã Trường Long Hoà (thị xã Duyên Hải), xã Đông Hải (huyện Duyên Hải) và xã Long Sơn (huyện Cầu Ngang) dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã cho năng suất tăng gấp 2 lần và bán được giá cao so với cách trồng theo phương pháp truyền thống.
Thực hiện kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị cây lạc giữa ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và Ban Điều phối Dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (AMD), gần 2 năm qua tinh Trà Vinh đã xây dựng được quy trình trồng lạc giống và trồng lạc 2 vụ /năm, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Lạc (đậu phộng) là cây lấy dầu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để thu hoạch và bảo quản lạc giống tốt, đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cho vụ sau cần làm tốt các yêu cầu kỹ thuật sau: