Trong 3 tháng đầu năm 2025, nông dân vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) đã thu hoạch được gần 3.000 ha dứa chuyên canh với sản lượng gần 60.000 tấn quả cung ứng thị trường trong nước cũng như chế biến xuất khẩu.
Theo Chủ tịch UBND huyện Tân Phước Trần Hoàng Phong, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh cây dứa vùng Đồng Tháp Mười, UBND huyện Tân Phước đã quy hoạch vùng trồng dứa chuyên canh tập trung tại các xã Hưng Thạnh, Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Tân Hòa Đông…; đồng thời, đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông thủy lợi, phục vụ sản xuất nhằm bảo đảm hiệu quả vùng chuyên canh, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
Chủ tịch UBND huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Phong cho biết: Hiện nay, nông dân trong vùng đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, mỗi năm cho sản lượng dứa khoảng 300.000 tấn, lớn nhất khu vực sông Tiền.
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người nông dân, thông qua việc chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, thời gian gần đây huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai mô hình trồng dứa MD2. Bước đầu cây phát triển tốt, cho thu nhập ổn định, mở ra hướng đi mới thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng đất khó này.
Với tinh thần vượt khó và ý chí vươn lên làm giàu, sau nhiều lần thất bại, anh Vàng A Chá (dân tộc Mông, Điểm nhóm Tin Lành thôn Ea Uôl), xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk đã thành công với mô hình trồng dứa cho giá trị kinh tế cao. Mô hình không chỉ đem lại cuộc sống khấm khá cho gia đình anh Chá mà còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bà con thôn Ea Uôl ở vùng sâu xã Cư Pui.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước Trần Hoàng Phong, phát huy tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười, nông dân trong vùng đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, mỗi năm cho sản lượng thu hoạch khoảng 300.000 tấn dứa thương phẩm, lớn nhất tỉnh Tiền Giang và là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Phát huy tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười, nông dân địa phương đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Đến đầu tháng 8/2023, bà con huyện Tân Phước đã thu hoạch được trên 7.800 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha và sản lượng trên 156.000 tấn dứa thương phẩm.
Khoảng 5 năm trở lại đây, người dân tộc Mông ở Mường Nhà là xã biên giới của huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương kém hiệu quả sang trồng giống dứa Lào mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây dứa đang dần trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân ở Mường Nhà xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Xuất khẩu sản phẩm dứa đã qua chế biến của Việt Nam chủ yếu sang thị trường Nga, Ukraine và các nước châu Âu. Vì vậy, việc căng thẳng giữa Nga-Ukraine trong thời gian gần đây đang khiến hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ quả dứa của nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương.
Kế thừa từ Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, mô hình trồng dứa liên kết tại huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho thấy tính hiệu quả kinh tế cao, là cây thoát nghèo cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Song, sau khi hết chu kỳ hỗ trợ của dự án, người trồng dứa tại đây đang bị “hụt hơi” bởi không có nơi tiêu thụ.
Mô hình sản xuất dứa (khóm) VietGAP ở xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang vừa được công nhận đạt chuẩn sau gần một năm thực hiện đã mở ra hướng sản xuất ổn định cho bà con nông dân. Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm dứa Tắc Cậu truyền thống.
Cây dứa có từ rất lâu đời và được xem là cây trồng chủ lực của nông dân xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên dứa có vị ngọt, thơm ngon được đông đảo người dùng ưa chuộng. Thế nhưng, vị thế cạnh tranh dứa Vĩnh Phước A so với các địa phương lân cận, như Tắc Cậu, Cầu Đúc có phần hạn chế.
Mường Chà, tỉnh Điện Biên là một huyện nghèo, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào trồng ngô lúa, khoai sắn. Trong 5 năm qua, từ khi huyện triển khai trồng dứa trên diện rộng, cây dứa đã dần trở thành cây trồng chủ lực đem lại kinh tế, mở hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây. Với hương vị thơm ngọt, dứa Mường Chà đã trở thành sản phẩm được nhiều nơi trên khắp cả nước biết đến và tin dùng.
Cây dứa cũng giống như một số loại cây ăn quả khác là có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính và hữu tính, tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp hữu tính chỉ có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống.
Tại 2 xã Bạch Đằng, Lê Chung (huyện Hòa An, Cao Bằng), dứa trái vụ đã và đang trở thành hàng hóa, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Với ưu thế dễ trồng, dễ tiêu thụ, giá bán cao, dứa trái vụ hiện đang có lợi thế hơn so với nhiều loại cây trồng khác, thu nhập trung bình từ 35 - 60 triệu đồng/năm cho người trồng dứa.