Để thực hiện các kỹ thuật khó trong bài múa Chhay - dăm, người múa phải luyện tập rất nhiều để có sức khỏe dẻo dai, thanh thoát trong từng động tác tay kết hợp với chân nhịp nhàng. Ảnh: An Hiếu

Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, là loại hình sân khâu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer. Đây là điệu múa không thể thiếu trong các ngày lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn Ta, Oóc-om-bóc và có thể biểu diễn mọi nơi từ sân khấu, sân chùa hay sân nhà với những động tác thoải mái, lạc quan.
Để có thể thực hiện các động tác múa trống Chhay-dăm, người múa phải có sức khỏe, sự dẻo dai, biết khéo léo kết hợp hài hòa giữa tiết tấu của trống với điệu bộ hình thể. Ảnh: An Hiếu

Điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer Nam Bộ

Múa trống Chhay-dăm là điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer Nam Bộ, thường được biểu diễn trong các ngày lễ, Tết như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Sene Dolta, lễ Oóc Om Bóc… Múa trống Chhaydăm hình thành trong quá trình lao động, được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ.