Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nhà vườn trồng cam sành tuyệt đối không tự ý mở rộng thêm diện tích, đồng thời chuyển đổi sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên nhân là nhiều năm trở lại đây, người trồng cam liên tục bị thua lỗ do giá cam thường xuyên đứng ở mức thấp.
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và chất lượng vượt trội, cam giòn Thượng Lộc - đặc sản của vùng trà sơn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Dù giá thành cao, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu loại quả đặc sản này. Thời điểm Tết Nguyên Đán 2025 cũng là lúc cam Thượng Lộc vào độ ngọt đậm, các nhà vườn tất bật thu hoạch cam phục vụ thị trường Tết.
Vụ cam năm 2021 đang cho thu hoạch nhưng nhiều hộ trồng cam ở Hưng Yên bị thất thu do bệnh vàng lá, thối rễ hoành hành. Nhiều hộ trồng cam ở xã Tâm Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên cho biết, khoảng vài năm trở lại đây, cây cam xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ khiến nhiều nông dân bị thất thu.
Năm 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tuyên Quang triển khai mô hình sản xuất cam hữu cơ trên địa bàn huyện Hàm Yên với diện tích trên 30 ha. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình này tiếp tục được duy trì và mở rộng bởi sản xuất cam theo hướng hữu cơ không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn bảo vệ sức khỏe cho người lao động, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Hướng đến một nền sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường, người dân xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã tập trung chuyển đổi trồng cam hữu cơ sạch. Trải qua những khó khăn ban đầu, đến nay, mô hình này đã mang lại hiệu quả tốt khi giá thành và nguồn tiêu thụ ổn định, được thị trường nồng nhiệt đón nhận. Chính điều này đã mở ra một hướng đi mới và bền vững cho người dân phát triển sản xuất trên vùng gò đồi hoang hóa bạc màu…
Hiện nay, nhiều diện tích cây cam tại thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn , tỉnh Yên Bái đang bị bệnh nấm, làm thối rễ và vàng lá gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng cam tại đây.
Sau thành công của mô hình “cây xoài vườn tôi” ở huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), giờ đây cây cam xoàn của nhà vườn ở vùng cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh cũng được “chào sân” trên thị trường internet theo mô hình “cây cam nhà tôi”. Sau một năm triển khai, mô hình đã và đang được đánh giá là một hướng mới, mang lại hiệu quả cho cây cam được sản xuất theo hướng an toàn.
Liên hiệp hợp tác xã cam Cao Phong được thành lập từ tháng 8/2017 tại Tiểu khu 1, thị trấn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gồm 4 hợp tác xã là: Hà Phong, nông nghiệp Số, nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh, nông nghiệp và dịch vụ Ánh Xuân cùng liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là liên hiệp hợp tác xã đầu tiên tại vùng Tây Bắc và bước đầu khởi nghiệp thành công.
Tỉnh Nghệ An xác định cam là một trong những cây trồng chính để đưa vào quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2020 năng suất tăng ít nhất 10% và lợi nhuận tăng 35% so với cam truyền thống.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Quyết định số 117/QĐ-UBND đầu tư "Dự án phát triển vùng trồng cam và trồng cây dược liệu giá trị cao tại huyện Nam Đông", do Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Kim Nguyên là chủ đầu tư.
Là nơi trồng cam đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên) đang hình thành mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, mở ra tiềm năng lớn cho việc sản xuất theo hướng hàng hóa với sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát huy tiềm năng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, các xã vùng Mường của huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) đã tập trung phát triển cây ăn quả có múi, trong đó chủ lực là loại cam và quýt ngọt. Những ngày này, tại Phù Yên, các vườn cam chín vàng rực rỡ, sai trĩu quả, báo hiệu một mùa bội thu, đặc biệt là cam đường canh, cam Vinh, quýt ngọt.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, đến khi lập gia đình, chị Đỗ Thị Tươi ở bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La luôn trăn trở tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho các con ăn học. Chị thành công với mô hình trồng cam và chăn nuôi cho thu nhập cao.
Không ngừng học hỏi và phát huy thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế trang trại, anh Nông Văn Trúc, sinh năm 1988, dân tộc Tày, thôn Bản Ban, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.