Thời gian qua, trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi từ nhiều cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây bơ. Nhờ trồng loại cây ăn quả này mà nhiều gia đình đã có cuộc sống ổn định, nhất là thời gian gần đây bà con đã cấy ghép, lai tạo được cây bơ cho ra hoa trái vụ, nhờ đó thu nhập càng cao và ổn định hơn.
Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, cùng với giá bán cao, các nông hộ ở Đắk Nông đang có xu hướng chuyển sang trồng bơ - một loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, tiềm năng xuất khẩu lớn. Tỉnh Đắk Nông cũng đang có nhiều nỗ lực để “nâng tầm” giá trị trái bơ, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Những ngày cận hè, giữa trùng điệp đồi cà phê, vườn bơ 034 của gia đình anh Lê Sỹ Huế, xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng khác biệt hẳn. Nằm trên triền đồi rộng đến 11 ha, vườn bơ xanh tốt sai quả đang chuẩn bị vào kỳ cho thu hoạch. Vườn bơ đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Huế.
So với các loại cây ăn quả khác bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.
Bơ là loại cây dễ trồng, thích nghi được với những vùng đất khó khăn như: hạn hán, đất nghèo dinh dưỡng… Quả bơ có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Những năm gần đây, giá bơ quả trên thị trường tăng cao và ổn định nên nhiều hộ đồng bào ở tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư phát triển loại cây ăn trái đặc sản này.