Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất giồng cát lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 17.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện ven biển huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành. Do thường xuyên thiếu nước tưới vào mùa khô nên năng suất và chất lượng cây lúa ở những vùng đất này rất kém.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu, cây lạc rất thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất này nên mang lại hiệu quả khá cao. Năng suất lạc trồng tại đây đạt cao nhất cả nước với hơn 5 tấn/ha; chất lượng tốt, hạt to, màu vỏ sáng, ít tạp chất, rất phù hợp chế biến và xuất khẩu.
Ông Trang Tửng, Trưởng phòng Chính sách và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, tuy có lợi thế, điều kiện tự nhiên để phát triển cây lạc nhưng thời gian qua ngành hàng này của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức về thị trường tiêu thụ, nông dân gặp trở ngại trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, thiếu doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến…
Sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, chưa liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nên sản phẩm lạc địa phương thường xuyên chịu sự tác động của biến động giá cả thị trường, khiến thu nhập của nông dân bị bấp bênh thiếu ổn định. Trong khi đó, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cùng còn nhiều khó khăn do tỉnh chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm.
Cùng với đó là hạn chế về nguồn giống chất lượng, do hiện nay, nguồn giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 15-25% nhu cầu. Số lượng giống còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Đông Nam bộ nên rất khó kiểm soát chất lượng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị lạc giai đoạn 2018-2020. Theo đó, nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành hàng lạc được hưởng nhiều chính sách ưu đãi để nâng cao hiệu quả, giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên cùng một đơn vị sản xuất.
Trà Vinh hiện có khoảng 4.400 ha trồng lạc; trong đó, huyện Cầu Ngang có diện tích trồng nhiều nhất với gần 3.400 ha. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh trồng lạc khoảng 8.450 ha, sản lượng đạt trên 45.000 tấn. Theo đó, tỉnh xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lạc giống 500 ha bố trí sản xuất 2 vụ/năm với sản lượng đạt khoảng 3.500 tấn lạc giống. Đồng thời, dành ngân sách tỉnh, tranh thủ các nguồn lực từ những dự án trên địa bàn để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học công nghệ…
Tỉnh tập trung 3 nhóm giải pháp chính gồm đổi mới, cải tiến sản phẩm; đầu tư và tạo việc làm cho lao động; cải thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm. Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ rà soát lại thực trạng sản xuất lạc giống, xây dựng vùng sản xuất lạc giống để đảm bảo đủ nguồn giống tốt phục vụ cho sản xuất chính vụ (Đông Xuân). Ngành cũng hỗ trợ các địa phương thực hiện cơ giới hoá sản xuất để hạ giá thành; nâng cao năng lực kỹ thuật cho các hộ hoặc tổ chức trồng lạc.
Tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện các hoạt động liên kết cung cấp nguồn lạc giống; nghiên cứu giống lạc mới để tăng năng suất, chất lượng; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất lạc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời, nghiên cứu và phát triển dịch vụ chế biến và tồn trữ lạc dưới dạng đậu nhân; nghiên cứu hệ thống sấy lạc để giảm bớt nhân công và tăng chất lượng lạc; đầu tư sân phơi, lò sấy lạc giúp doanh nghiệp và cơ sở rút ngắn thời gian bảo quản lạc sau thu hoạch.
Tỉnh cũng thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực kinh doanh và kiến thức thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng đó, tổ chức hội thảo cung cấp thông tin thị trường; tư vấn thành lập, củng cố các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lạc hoạt động hiệu quả; kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…
Thu hoạch lạc tại Trà Vinh. Ảnh: nongnghiep.vn |
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu, cây lạc rất thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất này nên mang lại hiệu quả khá cao. Năng suất lạc trồng tại đây đạt cao nhất cả nước với hơn 5 tấn/ha; chất lượng tốt, hạt to, màu vỏ sáng, ít tạp chất, rất phù hợp chế biến và xuất khẩu.
Ông Trang Tửng, Trưởng phòng Chính sách và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, tuy có lợi thế, điều kiện tự nhiên để phát triển cây lạc nhưng thời gian qua ngành hàng này của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức về thị trường tiêu thụ, nông dân gặp trở ngại trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, thiếu doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến…
Sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, chưa liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nên sản phẩm lạc địa phương thường xuyên chịu sự tác động của biến động giá cả thị trường, khiến thu nhập của nông dân bị bấp bênh thiếu ổn định. Trong khi đó, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cùng còn nhiều khó khăn do tỉnh chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm.
Cùng với đó là hạn chế về nguồn giống chất lượng, do hiện nay, nguồn giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 15-25% nhu cầu. Số lượng giống còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Đông Nam bộ nên rất khó kiểm soát chất lượng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị lạc giai đoạn 2018-2020. Theo đó, nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành hàng lạc được hưởng nhiều chính sách ưu đãi để nâng cao hiệu quả, giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên cùng một đơn vị sản xuất.
Trà Vinh hiện có khoảng 4.400 ha trồng lạc; trong đó, huyện Cầu Ngang có diện tích trồng nhiều nhất với gần 3.400 ha. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh trồng lạc khoảng 8.450 ha, sản lượng đạt trên 45.000 tấn. Theo đó, tỉnh xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lạc giống 500 ha bố trí sản xuất 2 vụ/năm với sản lượng đạt khoảng 3.500 tấn lạc giống. Đồng thời, dành ngân sách tỉnh, tranh thủ các nguồn lực từ những dự án trên địa bàn để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học công nghệ…
Tỉnh tập trung 3 nhóm giải pháp chính gồm đổi mới, cải tiến sản phẩm; đầu tư và tạo việc làm cho lao động; cải thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm. Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ rà soát lại thực trạng sản xuất lạc giống, xây dựng vùng sản xuất lạc giống để đảm bảo đủ nguồn giống tốt phục vụ cho sản xuất chính vụ (Đông Xuân). Ngành cũng hỗ trợ các địa phương thực hiện cơ giới hoá sản xuất để hạ giá thành; nâng cao năng lực kỹ thuật cho các hộ hoặc tổ chức trồng lạc.
Tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện các hoạt động liên kết cung cấp nguồn lạc giống; nghiên cứu giống lạc mới để tăng năng suất, chất lượng; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất lạc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời, nghiên cứu và phát triển dịch vụ chế biến và tồn trữ lạc dưới dạng đậu nhân; nghiên cứu hệ thống sấy lạc để giảm bớt nhân công và tăng chất lượng lạc; đầu tư sân phơi, lò sấy lạc giúp doanh nghiệp và cơ sở rút ngắn thời gian bảo quản lạc sau thu hoạch.
Tỉnh cũng thực hiện nhiều hoạt động nâng cao năng lực kinh doanh và kiến thức thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng đó, tổ chức hội thảo cung cấp thông tin thị trường; tư vấn thành lập, củng cố các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lạc hoạt động hiệu quả; kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…
Thanh Hoà
TTXVN