Những ngày này, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) phấn khởi vì một mùa xuân mới lại về. Mùa xuân mang theo niềm vui, niềm tin và hy vọng. Với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Trấn Yên đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành quả đáng tự hào...
Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 17 giờ ngày 1/5, mưa và dông lốc đã làm 1 người chết, 245 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nhiều nhà cửa. Địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là huyện Trấn Yên với 142 ngôi nhà bị hư hỏng, tiếp đến là các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên…
Mưa to kèm theo dông lốc đã khiến 1 người tử vong và gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên. Ước tính thiệt hại do mưa dông là khoảng 1 tỷ đồng.
Theo ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, tỉnh hiện có trên 80.000 ha quế, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý, cây quế đã trở thành cây mũi nhọn chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng của người dân, vì vậy Yên Bái đang tập trung thực hiện tốt chủ trương, giải pháp nhằm phát triển cây quế bền vững.
Hàng nghìn kilômét đường giao thông liên xã, liên thôn đã được kết nối, những con đường này đang mang lại một sức sống mới, diện mạo mới cho nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Yên Bái trong những năm qua.
Nhiều năm trở lại đây, sản xuất vụ Đông ở Yên Bái liên tục được mở rộng về diện tích và cơ cấu cây trồng, mang lại giá trị kinh tế ngày càng cao, góp phần quan trọng tăng thu nhập, ổn định lương thực cho người dân tại thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay.
Cây quế đang là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, với diện tích hiện có đạt gần 80.000 ha, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên Lục Yên.... Hiện, tỉnh đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm quế theo hướng hữu cơ và tinh chế. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu và gia tăng giá trị kinh tế.
Nhận thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm qua, đồng bào dân tộc ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập cải thiện rõ rệt.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của địa phương và phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 3.530 tỷ đồng. Đây là một trong những mục tiêu chính của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025.
Những năm gần đây, việc áp dụng các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân vùng cao Yên Bái, điển hình là các nông hộ tại xã Bảo Hưng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Sau hơn 6 tháng cơn lũ đi qua, cuộc sống của người dân vùng lũ Yên Bái đã hồi sinh trở lại. Nhờ sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước, địa phương và những tấm lòng hảo tâm của toàn xã hội, sự nỗ lực của chính người dân, những ngôi nhà mới đã được xây dựng khang trang trên các khu tái định cư mới.
Hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi và ra quân trồng rừng năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu chỉ tiêu trồng rừng toàn tỉnh trong năm 2019 đạt 16.000 ha.
Tính đến 9h sáng 21/7, mưa lũ tại Yên Bái đã làm 29 người chết, mất tích và bị thương; 3.877 ngôi nhà bị thiệt hại, 1.915 ha nông nghiệp cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông, viễn thông bị ảnh hưởng. Thiệt hại ban đầu khoảng 200 tỷ đồng. Hiện lực lượng cứu hộ các địa phương đã tìm được 10 thi thể bị lũ cuốn trôi.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện dân vận khéo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân vùng cao Yên Bái.
Hát giao duyên truyền thống của đồng bào dân tộc Dao tại huyện Trấn Yên (Yên Bái) được lưu truyền qua nhiều thế hệ. “Báu vật” vô giá ấy đang được gìn giữ và trao truyền ở chính tại nơi nó được sinh ra bởi niềm đam mê, tâm huyết và ý thức tự hào dân tộc của cả một cộng đồng.
Dù còn gặp nhiều khó khăn, song huyện Trấn Yên đang trở thành “cánh chim đầu đàn” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh miền núi Yên Bái với những cách làm hay, phù hợp với thực tiễn, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Sau một tiếng nổ lớn, một vật thể lạ hình tròn, có đường kính khoảng 27cm, đã từ trên trời đã rơi xuống vườn nhà của một người dân ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, Yên Bái.