Tại Sóc Trăng, thị trấn Trần Đề (huyện Trần Đề) là địa phương ven biển có số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản chiếm gần 50% toàn tỉnh. Ngoài đánh bắt, người dân địa phương đã tận dụng nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào để chế biến ra các loại khô nổi tiếng, đặc trưng của địa phương.
Ngày 23/9, 100 học sinh có thành tích tốt nhất của các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã tham gia vòng chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”. Đây là các gương mặt đã xuất sắc vượt qua 7.122 thí sinh trong toàn huyện để tham gia vòng chung kết.
Hiện nay, Sóc Trăng đang hướng đến nhân rộng mô hình lúa đặc sản hữu cơ và xây dựng theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả. Toàn tỉnh đã có 6 mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại các địa phương là Mỹ Xuyên, Trần Đề, thị xã Ngã Năm với tổng diện tích khoảng 90 ha.
Huyện Trần Đề cách thành phố Sóc Trăng 30km về phía Đông Nam, là nơi trú ngụ của các loài hải sản như cua, sò, nghêu, cá. Tận dụng sản vật thiên nhiên mang lại, người dân ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình mưu sinh đánh bắt hải sản trên những bãi bồi. Để đi nhanh trên trên mặt bùn ven biển, người dân dùng tấm ván trượt để di chuyển nên được gọi với cái tên nghề “trượt mong”. Hiện nay tại ấp Mỏ Ó có trên 40 hộ dân mưu sinh bằng nghề này, trung bình 4 tiếng/buổi khi thủy triều rút.
Tỉnh Sóc Trăng có vành đai rừng hẹp, chạy dọc theo chiều dài 72km bờ biển. Trong những năm qua, Sóc Trăng thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ bờ biển; trong đó chú trọng giải pháp quản lý, bảo vệ đai rừng ngập mặn. Mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn ven biển ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung được coi là điểm sáng trong việc bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân.
Tỉnh Sóc Trăng (diện tích hơn 3.311 km2, dân số gần 1,3 triệu người) có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Sóc Trăng), 02 thị xã (Ngã Năm, Vĩnh Châu) và 8 huyện (Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề).