Viện Khoa học Sức khỏe và Y tế Australia (AAHMS), gồm các chuyên gia y khoa hàng đầu đất nước, tuyên bố biến đổi khí hậu là "ưu tiên y tế khẩn cấp", theo đó triển khai một chiến dịch mới, nêu bật thách thức "chưa từng có" mà hiện tượng Trái đất ấm lên gây ra cho sức khỏe con người.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Tel Aviv (TAU), Israel, công bố ngày 5/4, trong hơn 7 thập kỷ qua, nhiều loài chim ở nước này đã thay đổi hình dạng cơ thể để thích nghi với tình trạng ấm lên toàn cầu.
Kết quả nghiên cứu mới nhất của Đại học tổng hợp Lan Châu (Lanzhou,Trung Quốc), công bố trên tạp chí Earth’s Future, cho thấy khu vực băng tuyết toàn cầu thu hẹp trung bình khoảng 87.000 km2/năm trong giai đoạn 1979-2016 do hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Ngày 1/7, Tổ chức Khí tượng thế giới của Liên hợp quốc (WMO) thông báo mức nhiệt cao kỷ lục mới tại châu Nam Cực - tới 18,3 độ C trong năm 2020. Theo WMO, nhiệt độ cao kỷ lục trên được ghi nhận tại trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina trên Bán đảo Nam Cực ngày 6/2/2020.
Các đại dương trên Trái Đất đang ấm dần lên trong 12.000 năm gần đây, cho thấy tác động rõ rệt của con người đối với khí hậu toàn cầu. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu công bố tạp chí Nature số ra ngày 27/1.
Lượng băng tan chảy từ khối băng khổng lồ tại Greenland sẽ khiến mực nước biển trong thế kỷ 21 dâng lên mức cao nhất trong 12.000 năm qua, cho dù tình trạng Trái Đất ấm lên được kiểm soát. Đây là kết luận trong một nghiên cứu về sự tan băng ở Greenland đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 30/9.