Bằng sự mưu trí, tài tình của mình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (bí danh Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm USOM) đã xây dựng một hầm vũ khí tuyệt đối bí mật tại địa chỉ 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu (Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay, phục vụ quan trọng cho trận đánh Dinh Độc Lập của lực lượng Biệt động Sài Gòn vào mùa Xuân năm 1968.
Bài 1: Kỳ tích căn hầm “ém” vũ khí đánh Dinh Độc Lập
Kỳ tích trong quá khứ
Bài 1: Kỳ tích căn hầm “ém” vũ khí đánh Dinh Độc Lập
Trong căn hầm vũ khí bí mật tại nhà số 287/70, đường Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). Nguồn: SGGP Online |
Trong vỏ bọc nhà thầu khoán Mai Hồng Quế, phụ trách trang trí nội thất cho Phủ Đầu Rồng (Dinh Độc Lập ngày nay) đồng thời làm tại Cơ quan Viện trợ hậu cần (U.S.O.M) của Mỹ, ông Năm Lai được Quân Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chọn là một trong số các đồng chí xây dựng hầm chứa vũ khí trong nội thành Sài Gòn, chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Từ năm 1962, ông Năm Lai bắt tay vào xây dựng hầm chứa vũ khí tại nhà riêng trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Bà Đặng Thị Thiệp (vợ ông Trần Văn Lai) nhớ lại, khi ấy ông Năm Lai mất nhiều đêm suy nghĩ việc thiết kế xây dựng, đào hầm. Cần phải đào làm sao để số vũ khí ở dưới hầm lâu không bị sét, thuốc nổ vẫn khô ráo nhằm chuẩn bị cho các trận đánh lớn, làm sao để người xuống ở dưới hầm được mà không bị ngộp, làm sao khi chiến đấu thoát ra ngoài không ai biết...?.
Một mình ông Năm Lai đào và xây dựng hệ thống hầm bí mật tại nhà riêng. Căn hầm hoàn thành sau 7 tháng, có sức chứa trên 10 người, có chỗ thông hơi để người xuống ở thở được và không bị ngộp, có đường cống ngầm ăn thông từ sau ra trước và từ trước ra sau, có nắp lỗ ga để tạm rút hoặc chiến đấu với địch.
Hệ thống hầm nổi trên trần nhà có chốt khóa, dây thừng và móc câu để khi vào hầm là đóng nắp, khóa chốt lại rồi di chuyển qua các nhà kế cận hoặc xuống đất rút lui an toàn. Cửa hầm và nắp hầm đúc bằng khuôn sắt dày và khít, diện tích 6 viên gạch hoa được bịt kín, nằm ngay vị trí phòng khách giữa nhà, không một ai có thể tìm ra được miệng hầm.
Tháng 9/1967, ông bắt đầu tập kết vũ khí. Đây được xem là một nhiệm vụ khó khăn nhất, vì địch lúc này kiểm tra rất gắt gao trong nội thành. Nhận xe vũ khí tại điểm hẹn, để đảm bảo địch không nghi ngờ, ông lái xe vòng qua các phố Phan Đình Phùng, Cao Thắng trước khi cho xe vào nhà, một mình chuyển vũ khí xuống hầm.
Theo các tư liệu ghi chép của ông, ba chuyến xe vũ khí chở tới 350 kg thuốc nổ TNT, 20 kg C4, 40 mét dây nổ, 150 kíp nổ, 216 nụ xòe, 8 súng B40, B41 và 20 quả đạn, 15 khẩu AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn K.54, K.59 và 200 viên đạn, 50 lựu đạn và các trang bị chiến đấu khác như quân trang, quân dụng, băng đạn...Tổng cộng hơn 2 tấn vũ khí được cất giấu tại đây. Một nhiệm vụ tưởng chừng “bất khả thi” nhưng đã được ông thực hiện một cách hoàn hảo.
Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968, 17 chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn tập kết tại căn nhà để nhận vũ khí và tiến công Dinh Độc Lập. Đội xuất phát trên 3 chiếc ôtô và một xe gắn máy tiến về Dinh Độc Lập, thực hiện trận đánh táo bạo trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Đại tá Trần Minh Sơn (bí danh Bảy Sơn), nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định, Tham mưu trưởng Biệt động Sài Gòn chia sẻ: "Anh Năm Lai là người có bản lĩnh, mưu trí, gan dạ và kinh nghiệm hoạt động đô thị, thực hiện các hoạt động là bình phong qua mắt địch, có thể giữ trọng trách lớn. Chẳng ai có thể tưởng tượng nổi anh có thể xây dựng được một căn hầm chứa lượng lớn vũ khí như thế trong nội đô Sài Gòn”.
Những ký ức không thể nào quên
50 năm đã trôi qua, căn hầm lịch sử đến nay đã trở thành di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Căn hầm như một nhân chứng lịch sử cho những kỳ tích trong quá khứ của lực lượng Biệt động Sài Gòn, tiếp tục kể những câu chuyện ấy cho thế hệ hiện tại.
Để gìn giữ những giá trị lịch sử ý nghĩa ấy, gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai đã tốn rất nhiều công sức trùng tu, thu thập hiện vật. Ông Trần Vũ Bình (Trần Kiến Xương, con trai ông Trần Văn Lai) chia sẻ, ý định trùng tu căn hầm bí mật thành một địa chỉ “đỏ”, giáo dục truyền thống cho thế hệ sau này đã được ông nung nấu và triển khai từ rất lâu. Từ những năm 2000, được sự cho phép của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Quốc phòng, ông Bình phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, các chuyên gia về lịch sử tiến hành phục dựng căn hầm theo bản vẽ của ba ông, ông Trần Văn Lai.
Gia đình chủ trương phục dựng căn hầm một cách nguyên trạng nhất chứ không can thiệp tu sửa bằng vật liệu mới. Sau đó, ông cùng với Ban Quân lực Bộ Tư lệnh Thành phố tìm kiếm những vũ khí dùng thời đó để trưng bày. Bên cạnh đó, ông cũng thuyết phục được nhiều người trước từng là bạn chiến đấu của ba ông để họ hiến tặng những kỷ vật của họ để trưng bày.
Ông chia sẻ, quá trình phục dựng, ông gặp không ít khó khăn khi chính quyền địa phương, người dân chưa hiểu được công việc này, cho rằng ông đang làm một việc “kỳ lạ”. Dù vậy, với quyết tâm của những người thực hiện, tới năm 2005, căn hầm đã hoàn thành để mở cửa cho tham quan.
Mở cửa năm 2005, một vị khách đặc biệt tới thăm mà ông Trần Vũ Bình nhớ mãi, đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng viết bút ký vào sổ lưu niệm di tích: “Tôi rất hoan nghênh tinh thần của tập thể các đồng chí cán bộ và chiến sỹ biệt động Sài gòn hiện đang giữ gìn di tích hầm chứa vũ khí tiến công Dinh Độc lập Tết Mậu thân 1968 - Chúc các đồng chí luôn gương mẫu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, gia đình hạnh phúc”. Đối với ông Bình và những người tham gia công tác phục dựng, đó là sự động viên và ghi nhận to lớn nhất. Từ đó đến nay, địa chỉ “đỏ” này đã đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, rất nhiều địa chỉ được ông dùng làm hầm giấu cán bộ, hầm vũ khí, làm hòm thư bí mật... Mới đây, căn nhà 113A Đặng Dung, nơi trao đổi thư từ bí mật của Biệt động Sài Gòn đã được phục dựng, trở thành một di tích được nhiều người dân tới tham quan. Và khoảng giữa tháng 12/2017, ông Trần Vũ Bình đang tiếp tục phục dựng căn hầm ở căn nhà kế bên (số 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3), để từ đó xây dựng thành cụm di tích lịch sử.
Ông Trần Vũ Bình chia sẻ, mong muốn của ông là có thể phục dựng hết những địa chỉ gắn liền với thời kỳ hoạt động cách mạng của ba ông, của lực lượng Biệt động Sài Gòn thành các di tích lịch sử, để những ký ức về một thời hào hùng của quá khứ sẽ mãi mãi được các thế hệ sau này biết đến, không bao giờ quên./.
Từ năm 1962, ông Năm Lai bắt tay vào xây dựng hầm chứa vũ khí tại nhà riêng trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Bà Đặng Thị Thiệp (vợ ông Trần Văn Lai) nhớ lại, khi ấy ông Năm Lai mất nhiều đêm suy nghĩ việc thiết kế xây dựng, đào hầm. Cần phải đào làm sao để số vũ khí ở dưới hầm lâu không bị sét, thuốc nổ vẫn khô ráo nhằm chuẩn bị cho các trận đánh lớn, làm sao để người xuống ở dưới hầm được mà không bị ngộp, làm sao khi chiến đấu thoát ra ngoài không ai biết...?.
Một mình ông Năm Lai đào và xây dựng hệ thống hầm bí mật tại nhà riêng. Căn hầm hoàn thành sau 7 tháng, có sức chứa trên 10 người, có chỗ thông hơi để người xuống ở thở được và không bị ngộp, có đường cống ngầm ăn thông từ sau ra trước và từ trước ra sau, có nắp lỗ ga để tạm rút hoặc chiến đấu với địch.
Hệ thống hầm nổi trên trần nhà có chốt khóa, dây thừng và móc câu để khi vào hầm là đóng nắp, khóa chốt lại rồi di chuyển qua các nhà kế cận hoặc xuống đất rút lui an toàn. Cửa hầm và nắp hầm đúc bằng khuôn sắt dày và khít, diện tích 6 viên gạch hoa được bịt kín, nằm ngay vị trí phòng khách giữa nhà, không một ai có thể tìm ra được miệng hầm.
Tháng 9/1967, ông bắt đầu tập kết vũ khí. Đây được xem là một nhiệm vụ khó khăn nhất, vì địch lúc này kiểm tra rất gắt gao trong nội thành. Nhận xe vũ khí tại điểm hẹn, để đảm bảo địch không nghi ngờ, ông lái xe vòng qua các phố Phan Đình Phùng, Cao Thắng trước khi cho xe vào nhà, một mình chuyển vũ khí xuống hầm.
Theo các tư liệu ghi chép của ông, ba chuyến xe vũ khí chở tới 350 kg thuốc nổ TNT, 20 kg C4, 40 mét dây nổ, 150 kíp nổ, 216 nụ xòe, 8 súng B40, B41 và 20 quả đạn, 15 khẩu AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn K.54, K.59 và 200 viên đạn, 50 lựu đạn và các trang bị chiến đấu khác như quân trang, quân dụng, băng đạn...Tổng cộng hơn 2 tấn vũ khí được cất giấu tại đây. Một nhiệm vụ tưởng chừng “bất khả thi” nhưng đã được ông thực hiện một cách hoàn hảo.
Đêm mùng 1, rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968, 17 chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn tập kết tại căn nhà để nhận vũ khí và tiến công Dinh Độc Lập. Đội xuất phát trên 3 chiếc ôtô và một xe gắn máy tiến về Dinh Độc Lập, thực hiện trận đánh táo bạo trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Đại tá Trần Minh Sơn (bí danh Bảy Sơn), nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định, Tham mưu trưởng Biệt động Sài Gòn chia sẻ: "Anh Năm Lai là người có bản lĩnh, mưu trí, gan dạ và kinh nghiệm hoạt động đô thị, thực hiện các hoạt động là bình phong qua mắt địch, có thể giữ trọng trách lớn. Chẳng ai có thể tưởng tượng nổi anh có thể xây dựng được một căn hầm chứa lượng lớn vũ khí như thế trong nội đô Sài Gòn”.
Những ký ức không thể nào quên
50 năm đã trôi qua, căn hầm lịch sử đến nay đã trở thành di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Căn hầm như một nhân chứng lịch sử cho những kỳ tích trong quá khứ của lực lượng Biệt động Sài Gòn, tiếp tục kể những câu chuyện ấy cho thế hệ hiện tại.
Để gìn giữ những giá trị lịch sử ý nghĩa ấy, gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai đã tốn rất nhiều công sức trùng tu, thu thập hiện vật. Ông Trần Vũ Bình (Trần Kiến Xương, con trai ông Trần Văn Lai) chia sẻ, ý định trùng tu căn hầm bí mật thành một địa chỉ “đỏ”, giáo dục truyền thống cho thế hệ sau này đã được ông nung nấu và triển khai từ rất lâu. Từ những năm 2000, được sự cho phép của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Quốc phòng, ông Bình phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, các chuyên gia về lịch sử tiến hành phục dựng căn hầm theo bản vẽ của ba ông, ông Trần Văn Lai.
Gia đình chủ trương phục dựng căn hầm một cách nguyên trạng nhất chứ không can thiệp tu sửa bằng vật liệu mới. Sau đó, ông cùng với Ban Quân lực Bộ Tư lệnh Thành phố tìm kiếm những vũ khí dùng thời đó để trưng bày. Bên cạnh đó, ông cũng thuyết phục được nhiều người trước từng là bạn chiến đấu của ba ông để họ hiến tặng những kỷ vật của họ để trưng bày.
Ông chia sẻ, quá trình phục dựng, ông gặp không ít khó khăn khi chính quyền địa phương, người dân chưa hiểu được công việc này, cho rằng ông đang làm một việc “kỳ lạ”. Dù vậy, với quyết tâm của những người thực hiện, tới năm 2005, căn hầm đã hoàn thành để mở cửa cho tham quan.
Mở cửa năm 2005, một vị khách đặc biệt tới thăm mà ông Trần Vũ Bình nhớ mãi, đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng viết bút ký vào sổ lưu niệm di tích: “Tôi rất hoan nghênh tinh thần của tập thể các đồng chí cán bộ và chiến sỹ biệt động Sài gòn hiện đang giữ gìn di tích hầm chứa vũ khí tiến công Dinh Độc lập Tết Mậu thân 1968 - Chúc các đồng chí luôn gương mẫu trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, gia đình hạnh phúc”. Đối với ông Bình và những người tham gia công tác phục dựng, đó là sự động viên và ghi nhận to lớn nhất. Từ đó đến nay, địa chỉ “đỏ” này đã đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, rất nhiều địa chỉ được ông dùng làm hầm giấu cán bộ, hầm vũ khí, làm hòm thư bí mật... Mới đây, căn nhà 113A Đặng Dung, nơi trao đổi thư từ bí mật của Biệt động Sài Gòn đã được phục dựng, trở thành một di tích được nhiều người dân tới tham quan. Và khoảng giữa tháng 12/2017, ông Trần Vũ Bình đang tiếp tục phục dựng căn hầm ở căn nhà kế bên (số 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3), để từ đó xây dựng thành cụm di tích lịch sử.
Ông Trần Vũ Bình chia sẻ, mong muốn của ông là có thể phục dựng hết những địa chỉ gắn liền với thời kỳ hoạt động cách mạng của ba ông, của lực lượng Biệt động Sài Gòn thành các di tích lịch sử, để những ký ức về một thời hào hùng của quá khứ sẽ mãi mãi được các thế hệ sau này biết đến, không bao giờ quên./.
Hà Chung
Bài 2: Ký ức của những người anh hùng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN