Tôn vinh ẩm thực Việt Nam qua chuỗi sự kiện “Hành trình qua văn hóa ẩm thực Việt”

Tối 29/3, Khu nghỉ dưỡng Furama Resort Đà Nẵng, Hội Khách sạn Đà Nẵng, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Đà Nẵng phối hợp tổ chức chương trình Đêm tiệc văn hóa ẩm thực Xuân với chủ đề “Cội nguồn Việt – Nghệ nhân Di sản Việt”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2024).

vna_potal_ton_vinh_am_thuc_viet_nam_qua_chuoi_su_kien_“hanh_trinh_qua_van_hoa_am_thuc_viet”_7297595.jpg
Master Chef Lê Văn Khánh (bên trái) là Tổng bếp trưởng Trung tâm Hội nghị Quốc gia đang trình diễn chế biến món ăn “Kình Ngư Hóa Long”. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Tại chương trình, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam, Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng cho biết, Đêm tiệc văn hóa ẩm thực Xuân là sự kiện khởi đầu của năm, trong chuỗi sự kiện “Hành trình qua văn hóa ẩm thực Việt” sẽ được tổ chức vào mỗi quý trong năm 2024. Chuỗi sự kiện sẽ diễn ra trong 4 mùa với các chủ đề: Mùa xuân: Cội nguồn Việt – Nghệ nhân Di sản Việt; Mùa hè: Hương biển “Đà” – Phong vị “Việt”; Mùa Thu - Đồng vọng Phù sa; Mùa Đông: Tết “Việt”, Tết “Furama” và Đêm “Tinh hoa hội ngộ” ẩm thực Việt Nam vào tháng 12 âm lịch để xác lập kỷ lục châu Á cho các món ẩm thực Việt Nam.

Chuỗi sự kiện sẽ có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực và các đầu bếp nổi tiếng trên cả nước nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa, ẩm thực Việt Nam thông qua nhiều hoạt động đa dạng, gắn liền với giá trị văn hóa.

vna_potal_ton_vinh_am_thuc_viet_nam_qua_chuoi_su_kien_“hanh_trinh_qua_van_hoa_am_thuc_viet”_7297607.jpg
Master Chef Doãn Văn Tuấn là Tổng bếp trưởng Quần thể du lịch Quốc tế Furama – Ariyana Đà Nẵng vừa hoàn thành món ăn “Mỹ vị vào xuân” tại đêm tiệc. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Tại đêm quảng diễn đầu tiên có sự tham gia của 4 nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam là: Nghệ nhân ưu tú Ẩm thực Việt Nam Phan Tôn Gia Hiền trình diễn chế biến món “Nem hình Công – Chả hình Phụng”; Master Chef Lê Nguyễn Hoàn Long là Phó Chủ tịch Hiệp hội Siêu đầu bếp thế giới Việt Nam với tác phẩm “Đông Tây Hội Ngộ”; Master Chef Lê Văn Khánh là Tổng bếp trưởng Trung tâm Hội nghị Quốc gia với món “Kình Ngư Hóa Long”; Master Chef Doãn Văn Tuấn là Tổng bếp trưởng Quần thể du lịch Quốc tế Furama – Ariyana Đà Nẵng với món “Mỹ vị vào xuân”. Các món ăn đều được chế biến sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm của Việt Nam để chế biến ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng phục vụ cho du khách trong nước và quốc tế. Các thực khách được xem trình diễn trực tiếp chế biến và thưởng thức món ăn tại chỗ.

vna_potal_ton_vinh_am_thuc_viet_nam_qua_chuoi_su_kien_“hanh_trinh_qua_van_hoa_am_thuc_viet”_7297604.jpg
Nghệ nhân ưu tú Ẩm thực Việt Nam Phan Tôn Gia Hiền chế biến và giới thiệu món “Nem hình Công – Chả hình Phụng” tại chương trình. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Nhà nghiên cứu Văn hóa ẩm thực Việt Nam Lê Tân cho biết, mỗi món ăn được chế biến từ các nguyên liệu và thực phẩm của nước ta sẽ mang đến những câu chuyện văn hóa thú vị đằng sau mỗi món ăn ngon, cũng như cách chế biến, quảng diễn của các đầu bếp để nhằm tôn vinh, giới thiệu vẻ đẹp văn hóa và ẩm thực của Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế.

vna_potal_ton_vinh_am_thuc_viet_nam_qua_chuoi_su_kien_“hanh_trinh_qua_van_hoa_am_thuc_viet”_7297603.jpg
Master Chef Lê Nguyễn Hoàn Long là Phó Chủ tịch Hiệp hội Siêu đầu bếp thế giới Việt Nam trình diễn chế biến món ăn tại chương trình. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Đêm quảng diễn đã thu hút đông đảo du khách đến tham dự và thưởng thức các món ngon của Việt Nam do các nghệ nhân và đầu biếp nổi tiếng thực hiện.

Trần Lê Lâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, UBND huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào, đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.