Hình chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: flickr.com) |
Ví dụ, trong một block chung cư, tại một tầng có 14 căn hộ bốn phòng, toàn bộ 14 căn hộ đều có bình chữa cháy trong nhà và ngoài hành lang chung của tầng có thêm ba bình chữa cháy. Liên quan tới những những phản ứng hiện nay xung quanh Thông tư 57 của Bộ Công an Việt Nam, bắt đầu từ ngày 6/1, sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ xe ôtô nếu không trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Tokyo đã có cuộc tìm hiểu vấn đề bình chữa cháy trên xe ôtô tại Nhật Bản. Khi đề cập tới vấn đề, hầu hết những người được phỏng vấn đều ngỡ ngàng. Chị Yoko Nakano, 40 tuổi, nhân viên một công ty truyền thông cho biết chị không hề nghĩ đến việc ôtô phải có bình chữa cháy.
Chị Nakano: "Có bình chữa cháy trên ôtô sẽ an toàn hơn, song điều này không nên là một quy định bắt buộc." (Ảnh: Nguyễn Tuyến/Vietnam+) |
Theo chị Nakano, vấn đề này bắt đầu từ nhà cung cấp ôtô, nếu chị có nhu cầu thì sẽ chọn những ôtô có lắp bình chữa cháy. Chị Nakano cho rằng không cần thiết phải có bình chữa cháy trên ôtô. Tuy nhiên, với tâm lý là phòng bệnh hơn chữa bệnh, chị nghĩ có bình chữa cháy trên ôtô sẽ an toàn hơn, song điều này không nên là một quy định bắt buộc. Trao đổi với anh Kenichi Koizumi, 45 tuổi, nhân viên một công ty bảo hiểm, anh cho rằng không cần thiết. Theo anh, hầu hết ôtô con ở Nhật Bản không lắp bình chữa cháy, bản thân anh cũng thấy không cần thiết. Tuy nhiên, anh Koizumi cho rằng các loại ôtô lớn như xe bus, xe đưa đón công nhân, nhân viên đi làm cần có bình chữa cháy. Anh cho biết tất cả các xe đưa đón nhân viên tại công ty anh và các xe bus tại Nhật Bản cũng có lắp bình chữa cháy. Anh nói thêm rằng việc các loại phương tiện giao thông lớn có lắp bình chữa cháy không phải là quy định bắt buộc mà là trên cơ sở gia tăng đảm bảo an toàn cho những người trên xe.
Anh Koizumi cho rằng các phương tiện giao thông lớn có bình chữa cháy chỉ để gia tăng đảm bảo an toàn cho những người trên xe. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/Vietnam+) |
Đối với anh Iwamoto Hirohide, 46 tuổi, nhân viên một salon auto Nhật Bản, việc không có bình chữa cháy trên ôtô cũng không khiến cho chiếc xe trở nên nguy hiểm hơn. Theo anh, mặc dù người Nhật Bản rất cẩn thận với việc phòng cháy chữa cháy song họ không hề hỏi đến bình chữa cháy khi mua ôtô. Đối với người Nhật Bản, các bộ phận, phụ tùng, các tính năng giúp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn cũng như giảm thiểu mức độ chấn thương cho người trên xe khi gặp tai nạn mới là điều họ quan tâm trước tiên khi cân nhắc độ an toàn của một chiếc ôtô.