Chi Nguyễn Lê Ngọc Linh (người Thổ, sinh năm 1990), thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa và sản phẩm mật ong sạch của Vườn rừng bản Thổ. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Khởi nghiệp từ mô hình "Vườn rừng bản Thổ"

Với mong muốn thay đổi cuộc sống và tạo thêm sinh kế mới cho đồng bào dân tộc Thổ tại địa phương, chị Nguyễn Lê Ngọc Linh (sinh năm 1990, trú thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình "Vườn rừng bản Thổ" để vươn lên thoát nghèo. Mô hình này hiện cho thu nhập 600 triệu đồng/năm và góp phần chống biến đổi khí hậu, lũ quét sạt lở đất tại khu vực miền núi.
Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Thường Xuân

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Thường Xuân

Thường Xuân là huyện vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, được thiên nhiên ưu đãi hệ sinh thái đa dạng, núi non hùng vĩ và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, những năm gần đây, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực để phát triển du lịch, trong đó có việc xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng.