Tỷ giá chịu áp lực tăng
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, hiện nguồn dự trữ ngoại tệ đang rất ổn định. Nguyên nhân thứ nhất là nguồn kiều hối tăng cao trong quý 1 năm nay. Thống kê của NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho thấy, kiều hối chuyển về địa bàn thành phố qua hệ thống ngân hàng trong quý 1/2016 ước tính đạt 1,28 tỉ USD, chiếm gần 50% kiều hối của cả nước. Phần lớn lượng kiều hối này được người dân bán lại cho ngân hàng. Thứ 2, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) tăng cao trong quý I. Tổng vốn tăng thêm là 4,026 tỷ USD, tăng 119,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Ngoài ra, với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ, người dân cũng không còn mặn mà gửi USD trong hệ thống ngân hàng. Người dân có xu hướng bán USD, gửi VND vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn. Số dư nợ USD cũng giảm gần 3% trong quý I năm 2016 so với cuối năm 2015. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh thừa nhận: “Từ đầu năm đến nay, xu hướng gửi USD của doanh nghiệp (DN) đã giảm trở lại. Hiện tỷ giá USD/VND đã thấp hơn thời điểm cuối năm 2015 khoảng 200 đồng/USD và có thời điểm, tỷ giá ngoài thị trường tự do còn thấp hơn tỷ giá ở các ngân hàng, nên các DN đã không còn găm giữ ngoại tệ như trước đây. Cụ thể, từ tháng 10/2015 đến nay, tỷ lệ huy động USD tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố đã giảm 6,2% so với thời điểm trước đó”.
Tuy nguồn cung USD dồi dào, tỷ giá ổn định, nhưng TS Bùi Quang Tín vẫn lo ngại tỷ giá sắp tới sẽ có sự điều chỉnh do vẫn đang chịu một số áp lực có thể khiến cho tỷ giá tăng. Cụ thể, Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) sẽ có cuộc họp vào ngày 26 - 27/4/2016 tới. Trước đó, trong cuối tháng 3 vừa qua, cơ quan hoạch định chính sách này của Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất và cắt giảm số lần tăng lãi suất trong năm 2016 từ 4 lần xuống chỉ còn 2 lần, đồng thời chỉ ra những tác động tiềm tàng từ tốc độ tăng trưởng yếu của nền kinh tế toàn cầu tới nền kinh tế Mỹ. Các số liệu kinh tế có thể là động lực để tăng lãi suất trong những cuộc họp sắp tới và có thể sớm nhất là cuộc họp dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 này. Việc tăng lãi suất sẽ khiến cho đồng USD mạnh lên và sẽ gây áp lực tăng giá lên tỷ giá USD/VND.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang rất chậm. Kinh tế Trung Quốc hiện nay phải phụ thuộc vào chi tiêu chính phủ, chủ yếu ở các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do đó, việc tăng giá của đồng nhân dân tệ (CNY) trong tháng 3 vừa qua chỉ là tạm thời, trong thời gian tới nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng CNY để giúp cho nền kinh tế nghiêng về xuất khẩu của Trung Quốc phát triển. “Với 2 lý do trên, tỷ giá USD/VND vẫn còn có nhiều khả năng sẽ tăng trong thời gian tới”, TS Tín nhận định.
Cùng quan điểm, bà Izumi Devalier, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Việt Nam của Khối Nghiên cứu kinh tế HSBC, dự báo tuy biện pháp điều hành tỷ giá của NHNN đã giúp thị trường ổn định, giảm áp lực lên VND, nhưng với việc Fed có thể tăng lãi suất thêm hai lần, VND có khả năng mất giá 3% trong năm nay.
Đề phòng rủi ro
TS Bùi Quang Tín lo ngại áp lực giá USD/VND tăng sẽ tác động lên các DN xuất nhập khẩu. Cụ thể, DN nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài là đối tượng được quyền vay ngoại tệ khi có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN. Tuy nhiên, nếu DN không dự báo được chính xác thời điểm của nguồn thu ngoại tệ sao cho phù hợp với thời điểm của việc vay ngoại tệ từ ngân hàng thì sẽ chịu áp lực tăng chi phí.
Ví dụ, nếu nguồn thu ngoại tệ về chậm hơn so với thời điểm kết thúc hợp đồng vay ngoại tệ thì DN cần mua trước hợp đồng kỳ hạn USD tại ngân hàng, nhằm tránh việc DN bị ngân hàng phạt do thanh toán hợp đồng vay ngoại tệ trễ hạn và phòng ngừa tỷ giá USD/VND tăng trong thời gian tới. Ngay cả khi DN không được vay USD từ ngân hàng kể từ ngày 01/4/2016 mà phải chuyển sang mua USD, nếu DN dự báo nhu cầu USD trong tương lai không đúng hoặc dự báo sự biến động của tỷ giá USD/VND không đúng thì chắc chắn DN sẽ gặp rủi ro về tỷ giá. Với 2 đối tượng được vay USD còn lại trong Thông thư 24 là DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu và DN đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia, áp lực tỷ giá USD/VND càng nhiều hơn vì các DN này không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ, theo đó khả năng phải chịu áp lực về tỷ giá tăng khi hợp đồng vay ngoại tệ đáo hạn.
Vì vậy, TS Tín khuyến cáo, cùng với chủ trương chống đôla hóa của Chính phủ và việc NHNN đang chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán USD, các DN cần chủ động thực hiện mua bán USD kỳ hạn trên thị trường với các ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu chính đáng của DN nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro về tỷ giá trong thời gian tới. Ngoài ra, các DN cũng không nên găm giữ USD, vì chênh lệch lãi suất giữa VND và USD hiện nay khoảng gần 8% và tỷ giá USD/VND đang được NHNN điều hành ổn định đủ giúp cho các DN có động lực để chuyển từ USD sang VND để thanh toán trong nước hay gửi tiết kiệm.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, hiện nguồn dự trữ ngoại tệ đang rất ổn định. Nguyên nhân thứ nhất là nguồn kiều hối tăng cao trong quý 1 năm nay. Thống kê của NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho thấy, kiều hối chuyển về địa bàn thành phố qua hệ thống ngân hàng trong quý 1/2016 ước tính đạt 1,28 tỉ USD, chiếm gần 50% kiều hối của cả nước. Phần lớn lượng kiều hối này được người dân bán lại cho ngân hàng. Thứ 2, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) tăng cao trong quý I. Tổng vốn tăng thêm là 4,026 tỷ USD, tăng 119,1% so với cùng kỳ năm 2015.
|
Tuy nguồn cung USD dồi dào, tỷ giá ổn định, nhưng TS Bùi Quang Tín vẫn lo ngại tỷ giá sắp tới sẽ có sự điều chỉnh do vẫn đang chịu một số áp lực có thể khiến cho tỷ giá tăng. Cụ thể, Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC) sẽ có cuộc họp vào ngày 26 - 27/4/2016 tới. Trước đó, trong cuối tháng 3 vừa qua, cơ quan hoạch định chính sách này của Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất và cắt giảm số lần tăng lãi suất trong năm 2016 từ 4 lần xuống chỉ còn 2 lần, đồng thời chỉ ra những tác động tiềm tàng từ tốc độ tăng trưởng yếu của nền kinh tế toàn cầu tới nền kinh tế Mỹ. Các số liệu kinh tế có thể là động lực để tăng lãi suất trong những cuộc họp sắp tới và có thể sớm nhất là cuộc họp dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 này. Việc tăng lãi suất sẽ khiến cho đồng USD mạnh lên và sẽ gây áp lực tăng giá lên tỷ giá USD/VND.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang rất chậm. Kinh tế Trung Quốc hiện nay phải phụ thuộc vào chi tiêu chính phủ, chủ yếu ở các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do đó, việc tăng giá của đồng nhân dân tệ (CNY) trong tháng 3 vừa qua chỉ là tạm thời, trong thời gian tới nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể tiếp tục phá giá đồng CNY để giúp cho nền kinh tế nghiêng về xuất khẩu của Trung Quốc phát triển. “Với 2 lý do trên, tỷ giá USD/VND vẫn còn có nhiều khả năng sẽ tăng trong thời gian tới”, TS Tín nhận định.
Cùng quan điểm, bà Izumi Devalier, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường Việt Nam của Khối Nghiên cứu kinh tế HSBC, dự báo tuy biện pháp điều hành tỷ giá của NHNN đã giúp thị trường ổn định, giảm áp lực lên VND, nhưng với việc Fed có thể tăng lãi suất thêm hai lần, VND có khả năng mất giá 3% trong năm nay.
Đề phòng rủi ro
TS Bùi Quang Tín lo ngại áp lực giá USD/VND tăng sẽ tác động lên các DN xuất nhập khẩu. Cụ thể, DN nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài là đối tượng được quyền vay ngoại tệ khi có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN. Tuy nhiên, nếu DN không dự báo được chính xác thời điểm của nguồn thu ngoại tệ sao cho phù hợp với thời điểm của việc vay ngoại tệ từ ngân hàng thì sẽ chịu áp lực tăng chi phí.
Ví dụ, nếu nguồn thu ngoại tệ về chậm hơn so với thời điểm kết thúc hợp đồng vay ngoại tệ thì DN cần mua trước hợp đồng kỳ hạn USD tại ngân hàng, nhằm tránh việc DN bị ngân hàng phạt do thanh toán hợp đồng vay ngoại tệ trễ hạn và phòng ngừa tỷ giá USD/VND tăng trong thời gian tới. Ngay cả khi DN không được vay USD từ ngân hàng kể từ ngày 01/4/2016 mà phải chuyển sang mua USD, nếu DN dự báo nhu cầu USD trong tương lai không đúng hoặc dự báo sự biến động của tỷ giá USD/VND không đúng thì chắc chắn DN sẽ gặp rủi ro về tỷ giá. Với 2 đối tượng được vay USD còn lại trong Thông thư 24 là DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu và DN đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia, áp lực tỷ giá USD/VND càng nhiều hơn vì các DN này không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ, theo đó khả năng phải chịu áp lực về tỷ giá tăng khi hợp đồng vay ngoại tệ đáo hạn.
Vì vậy, TS Tín khuyến cáo, cùng với chủ trương chống đôla hóa của Chính phủ và việc NHNN đang chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán USD, các DN cần chủ động thực hiện mua bán USD kỳ hạn trên thị trường với các ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu chính đáng của DN nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro về tỷ giá trong thời gian tới. Ngoài ra, các DN cũng không nên găm giữ USD, vì chênh lệch lãi suất giữa VND và USD hiện nay khoảng gần 8% và tỷ giá USD/VND đang được NHNN điều hành ổn định đủ giúp cho các DN có động lực để chuyển từ USD sang VND để thanh toán trong nước hay gửi tiết kiệm.
Báo Tin Tức