Ngày 14/3, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận cùng một số sở, ngành đến thăm và chúc Tết cổ truyền Ramưwan năm 2024 của đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bà Ni.
Sáng 9/3, đồng bào Chăm ở Bình Thuận đã tập trung về tại nghĩa trang người Chăm (hay còn gọi là động đỏ) tại huyện Bắc Bình để thực hiện nghi thức tảo mộ ông bà, tổ tiên, mở đầu cho Tết Ramưwan cổ truyền của người Chăm theo đạo Hồi giáo (Bà Ni) sống trên địa bàn.
Nhân dịp Tết cổ truyền Ramưwan năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni (Hồi giáo), ngày 4/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành đến thăm và chúc Tết ban điều hành các thôn, khu phố Chăm; các vị sư cả, chức sắc đang thực hiện Tháng chay niệm Ramadan tại các chùa; người có uy tín tiêu biểu cùng đồng bào người Chăm đang sinh sống tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh.
Ngày 8/4, đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đến thăm và chúc Tết cổ truyền Ramưwan năm 2022 của đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni (Hồi giáo) trên địa bàn tỉnh.
Để đồng bào Chăm theo đạo Bàni và Islam vui đón năm mới, Tết cổ truyền Ramưwan năm 2021 thật sự vui tươi, an toàn, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương có đồng bào Chăm theo đạo sinh sống tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo an ninh, an toàn để bà con hưởng mùa tết thật đầm ấm.
Khác với lễ Ramadan của người Hồi giáo Islam, Tết Ramưwan của người Chăm Bàni là sự kết hợp của nhiều nghi lễ truyền thống như: Lễ tảo mộ, lễ cúng bái tổ tiên tại nhà và tháng chay niệm Ramadan của các thầy Char tại chùa, tháp…
Trong 2 ngày 14-15/5, đồng bào Chăm theo đạo Bà Ni ở Bình Thuận tập trung về các động (nghĩa trang của người Chăm) để cùng tảo mộ, cúng bái tổ tiên, ông bà. Đây là nghi thức quan trọng nhất, mở đầu cho Tết cổ truyền Ramưwan của người Chăm.