Già làng tiến hành nghi thức cúng mừng lúa mới. Ảnh: Hoài Thu

Vui Tết cơm mới với người Xê-đăng

Với người Xê-đăng ở buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), Tết cơm mới (lễ mừng lúa mới) có ý nghĩa quan trọng, là một trong những ngày lễ lớn trong năm và được đồng bào háo hức mong chờ. Ngày đầu năm mới 2024, đông đảo đồng bào và du khách đã tập trung tại nhà văn hóa cộng đồng buôn Hring để cùng tham gia lễ hội.

Tết cơm mới của người Mường ở Phú Thọ

Tết cơm mới của người Mường ở Phú Thọ

Ngày 3/11 (tức 10/10 âm lịch), huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Tết cơm mới tại Đình Khoang, xã Hương Cần. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Người Xá Phó “rước hồn mẹ lúa”

Khi những bông lúa trên nương bắt đầu chín, đồng bào Xá Phó (Lào Cai) xem lịch, chọn ngày tốt để chuẩn bị nghi thức tổ chức ăn cơm mới. Tết cơm mới của người Xá Phó có lịch sử hơn 300 năm, đến nay vẫn được bà con đồng bào Xá Phó duy trì và bảo tồn, trở thành nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống thường nhật của họ. Để năm sau mùa màng tươi tốt, người Xá Phó thường tổ chức Tết cơm mới từ tháng Tám âm lịch.
Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào vùng cao Lào Cai

Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào vùng cao Lào Cai

Hằng năm cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai lại tổ chức lễ mừng cơm mới. Trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai, nghi lễ ăn cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới có ý nghĩa quan trọng nhất. Nghi lễ này không chỉ hàm chứa một giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh mà còn thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng nhất trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của các tộc người ở Lào Cai
Tết cơm mới dân tộc Cống ở Điện Biên

Tết cơm mới dân tộc Cống ở Điện Biên

Khi những bông lúa trên nương đã bắt đầu uốn câu, hạt thóc ngả màu vàng tươi là dấu hiệu mùa thu hoạch lúa nương đang đến gần, người Cống (Điện Biên) lại náo nức chuẩn bị tổ chức Tết cơm mới.
Người Mảng

Người Mảng

Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là "quê hương" của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.