Thực hiện chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về việc xây dựng mô hình trồng cây Táo mèo cho vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Nghệ An nhằm góp phần giải quyết việc làm, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp cũng như nguồn dược liệu, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng cao, mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức đoàn khảo sát vùng nguyên liệu cây Táo mèo tại huyện Bắc Yên (Sơn La).
Những ngày này, nhiều bản làng vùng cao ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi của hoa Sơn tra. Đây cũng là thời điểm thích hợp để những người ưa khám phá, trải nghiệm tìm đến để chiêm ngưỡng loài hoa gần gũi, thân thiết với cộng đồng dân tộc Mông trên những rẻo cao này.
Sơn tra (táo mèo) là cây trồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, vừa phủ xanh đất rừng ở vùng cao tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, giá quả sơn tra xuống thấp, khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Những năm trước đây ở vùng cao tỉnh Sơn La cây sơn tra (táo mèo) được biết đến là cây trồng đa mục tiêu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, vừa phủ xanh đất rừng. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, giá sơn tra liên tục xuống thấp, thậm chí mùa sơn tra năm nay không có người mua khiến người dân hết sức lo lắng.
Bắc Yên là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, địa hình dốc, nhiều núi cao, khe sâu, độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển và có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây sơn tra (còn gọi là táo mèo). Một sản vật đặc trưng vùng cao đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu táo sơn tra Sơn La năm 2018; trong đó có huyện Bắc Yên - địa phương có diện tích cây sơn tra lớn nhất tỉnh Sơn La.
Xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên nằm bên Quốc lộ 6 cũ, trên đỉnh đèo Pha Đin. Xã có 7 bản với hơn 500 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu đang sinh sống, gần như 100% là đồng bào người dân tộc Mông. Cây sơn tra (tên gọi khác là cây táo mèo) bén duyên trên đất Tỏa Tình cách đây hơn 20 năm. Từ diện tích vài hécta ban đầu, đến nay xã có hơn 140 ha cây sơn tra. Cùng với cà phê, sa nhân, cây sơn tra trở thành một loài cây trồng chủ lực giúp người Mông ở Tỏa Tình thoát nghèo, mang lại nguồn thu ổn định cho người dân.
Cây sơn tra hay còn được gọi là cây táo mèo, một loại cây mọc tự nhiên trên vùng núi cao của huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần ở huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Hiện nay, cây sơn tra đang trở thành một trong những cây trồng chính, đem lại thu nhập lớn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.
Ở Yên Bái, cây Sơn Tra thường sống ở những vùng núi cao phía tây của tỉnh tập trung nhiều ở ba huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn - nơi có nền nhiệt độ đặc biệt, mùa hè nóng và nắng ảnh hưởng của gió lào, mùa đông chịu ảnh hưởng của giá lạnh vùng cao - có lẽ vì phát triển trong điều kiện tự nhiên và sinh sống cùng đồng bào dân tộc Mông như vậy mà Sơn Tra còn được mang một tên nữa là: Táo Mèo và có những tính năng kỳ diệu trong y học cũng như trong đời sống sinh hoạt của người dân.