Để thực hiện điều đó, huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số, trong đó tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các bậc cha mẹ tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em qua việc tạo cơ hội, môi trường giao tiếp; tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ; từ đó góp phần xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
Trong năm học 2018-2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo 15/15 đơn vị trường Mầm non tổ chức tăng cường tiếng Việt cho trên 200 nhóm lớp với hơn 4.300 trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt. Đến nay, các đơn vị trường đã tổ chức được hơn 30 hoạt động như phiên chợ ngày Xuân của bé, Tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; tổ chức thi kể chuyện Bác Hồ; bé hát, kể chuyện, đọc thơ cho học sinh dân tộc mời cha mẹ trẻ cùng tham gia. Tính đến tháng 12/2018, huyện Quỳnh Nhai đã có 5 cụm trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn với 10 hoạt động giáo dục có lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số và đạt hiệu quả chất lượng tốt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo các đơn vị trường lồng ghép vào các nội dung giáo dục chú trọng vào việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với từng độ tuổi; từng chủ đề dạy học, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục nói chung và tăng cường tiếng Việt của các nhóm lớp trong trường Mầm non nói riêng.
Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức buổi tập huấn về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số cho hơn 100 cán bộ, giáo viên của 15 trường Mầm non trên địa bàn. Nội dung tập huấn đã tập trung vào việc tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số với giáo viên, phụ huynh và cộng đồng qua các buổi họp phụ huynh, họp bản; các tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; cách thiết kế khu vui chơi và các khu vực cho trẻ được hoạt động trải nghiệm theo ý thích…
Cô giáo Lò Thị Hóa - Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng (xã Mường Giôn) chia sẻ, trường có gần 100% là học sinh dân tộc thiểu số. Qua tập huấn, các giáo viên rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học; phương pháp lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho các cháu trong tất cả các hoạt động.
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai Điêu Chính Thuyên cho biết, quá trình tổ chức thực hiện Đề án, phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường tập trung điều tra, rà soát học sinh dân tộc thiểu số cần phải tăng cường tiếng Việt ở theo từng mức độ. Đồng thời, khảo sát cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên và khả năng sử dụng tiếng dân tộc của giáo viên. Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các ban, ngành, đoàn thể để xây dựng mô hình câu lạc bộ tăng cường tiếng Việt; để việc đảm bảo tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ở mọi lúc, mọi nơi, đa dạng, linh hoạt cả trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh vùng dân tộc thiểu số chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường, còn ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày đa phần sử dụng tiếng dân tộc. Để nâng cao hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số rất cần sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp, các ngành của địa phương, sự vào cuộc của gia đình và xã hội trong công tác tuyên truyền, góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em người dân tộc thiểu số thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng do hạn chế tiếng Việt.
Trong năm học 2018-2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo 15/15 đơn vị trường Mầm non tổ chức tăng cường tiếng Việt cho trên 200 nhóm lớp với hơn 4.300 trẻ dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt. Đến nay, các đơn vị trường đã tổ chức được hơn 30 hoạt động như phiên chợ ngày Xuân của bé, Tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; tổ chức thi kể chuyện Bác Hồ; bé hát, kể chuyện, đọc thơ cho học sinh dân tộc mời cha mẹ trẻ cùng tham gia. Tính đến tháng 12/2018, huyện Quỳnh Nhai đã có 5 cụm trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn với 10 hoạt động giáo dục có lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số và đạt hiệu quả chất lượng tốt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đã chỉ đạo các đơn vị trường lồng ghép vào các nội dung giáo dục chú trọng vào việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với từng độ tuổi; từng chủ đề dạy học, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục nói chung và tăng cường tiếng Việt của các nhóm lớp trong trường Mầm non nói riêng.
Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức buổi tập huấn về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số cho hơn 100 cán bộ, giáo viên của 15 trường Mầm non trên địa bàn. Nội dung tập huấn đã tập trung vào việc tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số với giáo viên, phụ huynh và cộng đồng qua các buổi họp phụ huynh, họp bản; các tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; cách thiết kế khu vui chơi và các khu vực cho trẻ được hoạt động trải nghiệm theo ý thích…
Cô giáo Lò Thị Hóa - Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng (xã Mường Giôn) chia sẻ, trường có gần 100% là học sinh dân tộc thiểu số. Qua tập huấn, các giáo viên rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học; phương pháp lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho các cháu trong tất cả các hoạt động.
Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai Điêu Chính Thuyên cho biết, quá trình tổ chức thực hiện Đề án, phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường tập trung điều tra, rà soát học sinh dân tộc thiểu số cần phải tăng cường tiếng Việt ở theo từng mức độ. Đồng thời, khảo sát cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên và khả năng sử dụng tiếng dân tộc của giáo viên. Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các ban, ngành, đoàn thể để xây dựng mô hình câu lạc bộ tăng cường tiếng Việt; để việc đảm bảo tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ở mọi lúc, mọi nơi, đa dạng, linh hoạt cả trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh vùng dân tộc thiểu số chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường, còn ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày đa phần sử dụng tiếng dân tộc. Để nâng cao hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số rất cần sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp, các ngành của địa phương, sự vào cuộc của gia đình và xã hội trong công tác tuyên truyền, góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em người dân tộc thiểu số thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng do hạn chế tiếng Việt.
Nguyễn Cường – Đình Hải