Ông Nguyễn Đức Hòa, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Đăk Đoa cho biết: Lao động được lựa chọn các hình thức học nghề, ngành nghề cần học và phương thức tự tạo việc làm phù hợp với điều kiện của bản thân nên hiệu quả đào tạo cao. Về nghề nông nghiệp, địa phương chú trọng công tác đào tạo các nghề ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt như: thay vì tưới dí gốc, nay huyện mở các lớp hướng dẫn người dân tưới tiết kiệm phun mưa, tưới nhỏ giọt… Về nghề phi nông nghiệp, huyện phát triển dạy các nghề xây dựng, sửa chữa máy nông nghiệp, may dân dụng phục vụ dệt thổ cẩm… Đến nay, những nghề được truyền dạy đã giúp người dân ổn định cuộc sống, kinh tế địa phương có bước phát triển, nhất là vùng dân tộc thiểu số.
Anh Ksor Dăm An, làng Bối, xã Glar, huyện Đăk Đoa cho biết, được học nghề xây dựng do huyện tổ chức vào năm 2012, anh đã về tự sửa chữa nhà mình. Sau đó, anh An đã thành lập một nhóm 5-7 người đi nhận xây nhà cho người dân trong làng. Dần dần có kinh nghiệm, anh nhận xây những căn nhà lớn hơn, kinh phí nhiều hơn. Ngoài thời gian làm nương rẫy của gia đình, trung bình, mỗi người trong nhóm có thu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm từ tiền nhận xây nhà cho người dân trong làng.
Huyện Đăk Đoa là địa phương duy nhất của tỉnh Gia Lai còn tồn tại một hợp tác xã Dệt thổ cẩm do nghệ nhân Mlop đứng lớp. Kết hợp với công tác đào tạo nghề nông thôn của huyện, nghề Dệt thổ cẩm tại xã Glar đang phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo được công ăn việc làm cho hàng trăm phụ nữ trong xã, vừa bảo tồn, phát huy được nét văn hóa truyền thống bản địa.
Chị Sak, làng Dôr 1, xã Glar tranh thủ thời gian nhàn rỗi, cùng chị em trong làng dệt những sản phẩm được học như ví, túi xách, chăn, khăn, váy, áo để có thêm thu nhập. Trung bình, mỗi tháng, mỗi người có thêm 3-5 triệu đồng nhờ nghề dệt. Chị Sak cho hay: “Dệt là bản sắc văn hóa của dân tộc Bahnar. Trước đây, tôi rất thích học nhưng chưa có cơ hội. Sau khi được cô Mlop đào tạo vào năm 2012, phụ nữ trong làng phấn khởi lắm. Giờ đây tôi không phải đi làm thuê ở ngoài nắng, mà được ngồi ở nhà dệt, vừa phát huy văn hóa dân tộc, vừa kiếm được nhiều tiền hơn.”.
Ngoài ra, huyện Đăk Đoa thường xuyên mở các lớp dạy nghề: trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su, cung cấp một lượng lớn công nhân cạo mủ cho Công ty cao su Mang Yang; trồng, chăm sóc cà phê, tiêu, chăn nuôi và trồng lúa; sửa chữa máy cày công suất nhỏ;..
Tỉnh Gia Lai có khoảng 50% dân số là người dân tộc thiểu số, đời sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện canh tác khá lạc hậu nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tỉnh Gia Lai đã tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đảm bảo có việc làm theo nhu cầu của lao động nông thôn, tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong năm 2018, tỉnh Gia Lai dự kiến đào tạo khoảng 2.700 học viên nghề nông nghiệp với kinh phí 6,5 tỷ đồng, tập trung xây dựng đào tạo nghề phi nông nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Anh Ksor Dăm An, làng Bối, xã Glar, huyện Đăk Đoa cho biết, được học nghề xây dựng do huyện tổ chức vào năm 2012, anh đã về tự sửa chữa nhà mình. Sau đó, anh An đã thành lập một nhóm 5-7 người đi nhận xây nhà cho người dân trong làng. Dần dần có kinh nghiệm, anh nhận xây những căn nhà lớn hơn, kinh phí nhiều hơn. Ngoài thời gian làm nương rẫy của gia đình, trung bình, mỗi người trong nhóm có thu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm từ tiền nhận xây nhà cho người dân trong làng.
Huyện Đăk Đoa là địa phương duy nhất của tỉnh Gia Lai còn tồn tại một hợp tác xã Dệt thổ cẩm do nghệ nhân Mlop đứng lớp. Kết hợp với công tác đào tạo nghề nông thôn của huyện, nghề Dệt thổ cẩm tại xã Glar đang phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo được công ăn việc làm cho hàng trăm phụ nữ trong xã, vừa bảo tồn, phát huy được nét văn hóa truyền thống bản địa.
Chị Sak, làng Dôr 1, xã Glar tranh thủ thời gian nhàn rỗi, cùng chị em trong làng dệt những sản phẩm được học như ví, túi xách, chăn, khăn, váy, áo để có thêm thu nhập. Trung bình, mỗi tháng, mỗi người có thêm 3-5 triệu đồng nhờ nghề dệt. Chị Sak cho hay: “Dệt là bản sắc văn hóa của dân tộc Bahnar. Trước đây, tôi rất thích học nhưng chưa có cơ hội. Sau khi được cô Mlop đào tạo vào năm 2012, phụ nữ trong làng phấn khởi lắm. Giờ đây tôi không phải đi làm thuê ở ngoài nắng, mà được ngồi ở nhà dệt, vừa phát huy văn hóa dân tộc, vừa kiếm được nhiều tiền hơn.”.
Ngoài ra, huyện Đăk Đoa thường xuyên mở các lớp dạy nghề: trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su, cung cấp một lượng lớn công nhân cạo mủ cho Công ty cao su Mang Yang; trồng, chăm sóc cà phê, tiêu, chăn nuôi và trồng lúa; sửa chữa máy cày công suất nhỏ;..
Tỉnh Gia Lai có khoảng 50% dân số là người dân tộc thiểu số, đời sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện canh tác khá lạc hậu nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tỉnh Gia Lai đã tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đảm bảo có việc làm theo nhu cầu của lao động nông thôn, tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong năm 2018, tỉnh Gia Lai dự kiến đào tạo khoảng 2.700 học viên nghề nông nghiệp với kinh phí 6,5 tỷ đồng, tập trung xây dựng đào tạo nghề phi nông nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hồng Điệp