Là xã đảo nên vươn khơi xa, bám biển dài ngày được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Hải Nguyễn Hữu Khoa cho biết: Nhờ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, ngày càng có nhiều ngư dân xã Tam Hải được vay vốn, đầu tư cải hoán hoặc đóng mới tàu công suất lớn, thiết bị đi biển, thiết bị khai thác, thiết bị bảo quản hiện đại, đáp ứng nhu cầu bám biển dài ngày. Tam Hải hiện có 408 tàu thuyền đánh cá với tổng công suất xấp xỉ 20.000 CV, trong đó có 25 phương tiện có công suất từ 900 CV-1.200 CV. Đây là lực lượng khai thác hải sản xa bờ chủ lực và mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Chủ tịch UBND xã Tam Hải Nguyễn Công Tiến cho biết, vươn khơi bám biển dài ngày không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn hạn chế dần việc khai thác ven bờ, làm cạn kiệt nguồn lợi. Trong năm 2019, ngư dân Tam Hải khai thác được gần 3.130 tấn hải sản các loại, đạt tổng giá trị trên 103 tỷ đồng, trong đó nghề câu mực khơi khai thác được trên 1.048 tấn, nghề lưới vây ánh sáng ngư trường xa bờ khai thác đạt 1.070 tấn, đạt giá trị gần 84 tỷ đồng. Năm 2020, mục tiêu của Tam Hải là khai thác đạt trên 3.550 tấn hải sản các loại. Kinh tế biển đã trở thành ngành mũi nhọn của địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Khoa chia sẻ, để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, thông qua các nghiệp đoàn nghề cá, các tổ đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ phương tiện tàu thuyền ngay từ trên bờ. Mặt khác, thông qua các nghiệp đoàn nghề cá, các tổ đội đoàn kết trên biển, mỗi năm, ngư dân Tam Hải cung cấp cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam hàng chục thông tin kịp thời về diễn biến bất thường trên biển để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm vùng biển của tàu thuyền nước ngoài một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Bí thư Huyện ủy Núi Thành Nguyễn Tri Ấn cho biết: Được xem như là tuyến đê chắn tự nhiên trên biển, ngoài thế mạnh về thủy sản, Tam Hải còn được ví như viên ngọc thô, nguồn tài nguyên vô giá đang được khai thác để phát triển thành sản phẩm du lịch biển đảo. Để khai thác bền vững nguồn tài nguyên này, huyện Núi Thành đã triển khai tại Tam Hải các chương trình bảo tồn hệ sinh thái biển, môi trường biển, phối hợp với các ngành chức năng hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích – danh thắng quốc gia đối với Cụm danh thắng Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa tại xã đảo Tam Hải. Bên cạnh đó, Tam Hải còn nằm trong phạm vi được nghiên cứu lập hồ sơ công nhận Di sản địa chất quốc gia, hướng đến trở thành Công viên địa chất toàn cầu tại huyện Núi Thành. Đây được kỳ vọng là những điểm du lịch có sức hút lớn đối với du khách trong những năm đến.
Bí thư Huyện ủy Núi Thành Nguyễn Tri Ấn cho biết thêm, trong chiến lược phát triển du lịch, huyện Núi Thành đã từng bước xây dựng Tam Hải trở thành hòn đảo du lịch với kết cấu hạ tầng đồng bộ để vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch biển đảo, vừa bảo tồn được hệ sinh thái biển, bảo tồn các địa tầng văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với cư dân miền biển. Để làm được điều này, bước đầu, huyện Núi Thành đã chọn Tam Hải làm điểm nhấn trong mối liên kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, trong đó trọng tâm là sản phẩm du lịch biển đảo hình thành từ tam giác Cù Lao Chàm (Hội An)- Tam Hải (Núi Thành- Quảng Nam) và Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Để làm giàu từ biển, Tam Hải đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân nâng cao năng lực đi biển, phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá gắn với chế biến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của từng chuyến biển, góp phần cùng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mặt khác, địa phương đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch biển đảo độc đáo. Đây chính là hướng phát triển chiến lược để Tam Hải không chỉ phát triển về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, mà còn trở thành điểm du lịch biển đảo độc đáo không phải nơi nào cũng có được.
Xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam cuốn hút du khác bởi vẻ đẹp hoang sơ và nét văn hóa độc đáo của cư dân. Ảnh: nguoiquangnam.vn |
Chủ tịch UBND xã Tam Hải Nguyễn Công Tiến cho biết, vươn khơi bám biển dài ngày không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn hạn chế dần việc khai thác ven bờ, làm cạn kiệt nguồn lợi. Trong năm 2019, ngư dân Tam Hải khai thác được gần 3.130 tấn hải sản các loại, đạt tổng giá trị trên 103 tỷ đồng, trong đó nghề câu mực khơi khai thác được trên 1.048 tấn, nghề lưới vây ánh sáng ngư trường xa bờ khai thác đạt 1.070 tấn, đạt giá trị gần 84 tỷ đồng. Năm 2020, mục tiêu của Tam Hải là khai thác đạt trên 3.550 tấn hải sản các loại. Kinh tế biển đã trở thành ngành mũi nhọn của địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Khoa chia sẻ, để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, thông qua các nghiệp đoàn nghề cá, các tổ đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ phương tiện tàu thuyền ngay từ trên bờ. Mặt khác, thông qua các nghiệp đoàn nghề cá, các tổ đội đoàn kết trên biển, mỗi năm, ngư dân Tam Hải cung cấp cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam hàng chục thông tin kịp thời về diễn biến bất thường trên biển để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm vùng biển của tàu thuyền nước ngoài một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Bí thư Huyện ủy Núi Thành Nguyễn Tri Ấn cho biết: Được xem như là tuyến đê chắn tự nhiên trên biển, ngoài thế mạnh về thủy sản, Tam Hải còn được ví như viên ngọc thô, nguồn tài nguyên vô giá đang được khai thác để phát triển thành sản phẩm du lịch biển đảo. Để khai thác bền vững nguồn tài nguyên này, huyện Núi Thành đã triển khai tại Tam Hải các chương trình bảo tồn hệ sinh thái biển, môi trường biển, phối hợp với các ngành chức năng hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích – danh thắng quốc gia đối với Cụm danh thắng Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa tại xã đảo Tam Hải. Bên cạnh đó, Tam Hải còn nằm trong phạm vi được nghiên cứu lập hồ sơ công nhận Di sản địa chất quốc gia, hướng đến trở thành Công viên địa chất toàn cầu tại huyện Núi Thành. Đây được kỳ vọng là những điểm du lịch có sức hút lớn đối với du khách trong những năm đến.
Bí thư Huyện ủy Núi Thành Nguyễn Tri Ấn cho biết thêm, trong chiến lược phát triển du lịch, huyện Núi Thành đã từng bước xây dựng Tam Hải trở thành hòn đảo du lịch với kết cấu hạ tầng đồng bộ để vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch biển đảo, vừa bảo tồn được hệ sinh thái biển, bảo tồn các địa tầng văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với cư dân miền biển. Để làm được điều này, bước đầu, huyện Núi Thành đã chọn Tam Hải làm điểm nhấn trong mối liên kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, trong đó trọng tâm là sản phẩm du lịch biển đảo hình thành từ tam giác Cù Lao Chàm (Hội An)- Tam Hải (Núi Thành- Quảng Nam) và Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Để làm giàu từ biển, Tam Hải đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân nâng cao năng lực đi biển, phát triển cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá gắn với chế biến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của từng chuyến biển, góp phần cùng các lực lượng thực thi pháp luật trên biển bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mặt khác, địa phương đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch biển đảo độc đáo. Đây chính là hướng phát triển chiến lược để Tam Hải không chỉ phát triển về kinh tế, vững mạnh về an ninh quốc phòng, mà còn trở thành điểm du lịch biển đảo độc đáo không phải nơi nào cũng có được.
Đoàn Hữu Trung