Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban nhân dân huyện, toàn huyện có 1 người chết, hơn 50 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; nhiều ao nuôi cá truyền thống, nuôi cá nước lạnh (cá tầm) bị lũ cuốn trôi. Hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng gần 50 tỷ đồng.
Sau khi cơn lũ quét qua, các tuyến đường liên tỉnh, liên xã, liên bản bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng giao thông đi lại của người dân. Các cánh đồng lúa, ngô, dong riềng, ao nuôi cá của bà con hoang tàn đổ nát, mọi công sức, của cải, thậm chí cả tính mạng người dân bị cuốn trôi theo dòng lũ.
Không chỉ mất toàn bộ tài sản, nhà cửa, ao nuôi cá, ruộng vườn…, nỗi đau lớn nhất đối với gia đình chị Vũ Thị Mai Phương, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường là người chồng đã vĩnh viễn ra đi, đến nay chưa tìm được thi thể. Chị buồn rầu nhớ lại: "Lúc đó, hai vợ chồng đang đứng ở bờ ao để kiểm tra, ông ấy đứng ở đầu trên, tôi đứng ở đầu dưới. Khi bùn lần thứ 2 ập xuống là không kịp chạy, khi ngẩng lên thì đã thành một biển bùn rồi, tôi xác định đã mất ông ấy".
Cùng với gia đình nhà chị Phương, nhiều gia đình toàn bộ cơ nghiệp bị cuốn trôi theo con nước dữ. Có lẽ trong ký ức của nhiều người dân tại xã Sơn Bình, những hình ảnh về trận lũ vừa qua có lẽ sẽ mãi là một nỗi ám ảnh không bao giờ quên. “Lúc lũ về, vợ chồng tôi đang ở trên lán, không đi được nữa hai vợ chồng đành phải ở lại. Trời mưa rất to, thật là kinh hoàng”, chị Sùng Thị Giua, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường sợ hãi kể lại.
Trước những mất mát của người dân nơi đây, chính quyền Trung ương và địa phương đang khẩn trương tiến hành những biện pháp khắc phục, hỗ trợ tối đa về vật chất cũng như tinh thần, đảm bảo cho người dân sớm ổn định cuộc sống.
Có mặt ở Lai Châu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Hiện nay, các cơ quan liên tục cảnh báo cho nhân dân về tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường, trời vẫn tiếp tục mưa trong khi đất đá đã ngấm nước, có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Các đơn vị tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Lai Châu đã và đang triển khai nhiều biện pháp hiệu quả, nhằm hỗ trợ người dân sớm ổn định nơi ăn chỗ ở, đồng thời, tập trung tối đa nhân lực cho công tác tìm kiếm người mất tích và khắc phục hậu quả trận lũ.
Sau khi cơn lũ quét qua, các tuyến đường liên tỉnh, liên xã, liên bản bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng giao thông đi lại của người dân. Các cánh đồng lúa, ngô, dong riềng, ao nuôi cá của bà con hoang tàn đổ nát, mọi công sức, của cải, thậm chí cả tính mạng người dân bị cuốn trôi theo dòng lũ.
Cảnh tan hoang của gia đình nhà ông Dương Ngọc Hưng chủ trang trại nuôi cá nước lạnh tại bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường hiện đang mất tích do bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Quý Trung – TTXVN |
Không chỉ mất toàn bộ tài sản, nhà cửa, ao nuôi cá, ruộng vườn…, nỗi đau lớn nhất đối với gia đình chị Vũ Thị Mai Phương, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường là người chồng đã vĩnh viễn ra đi, đến nay chưa tìm được thi thể. Chị buồn rầu nhớ lại: "Lúc đó, hai vợ chồng đang đứng ở bờ ao để kiểm tra, ông ấy đứng ở đầu trên, tôi đứng ở đầu dưới. Khi bùn lần thứ 2 ập xuống là không kịp chạy, khi ngẩng lên thì đã thành một biển bùn rồi, tôi xác định đã mất ông ấy".
Cùng với gia đình nhà chị Phương, nhiều gia đình toàn bộ cơ nghiệp bị cuốn trôi theo con nước dữ. Có lẽ trong ký ức của nhiều người dân tại xã Sơn Bình, những hình ảnh về trận lũ vừa qua có lẽ sẽ mãi là một nỗi ám ảnh không bao giờ quên. “Lúc lũ về, vợ chồng tôi đang ở trên lán, không đi được nữa hai vợ chồng đành phải ở lại. Trời mưa rất to, thật là kinh hoàng”, chị Sùng Thị Giua, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường sợ hãi kể lại.
Trước những mất mát của người dân nơi đây, chính quyền Trung ương và địa phương đang khẩn trương tiến hành những biện pháp khắc phục, hỗ trợ tối đa về vật chất cũng như tinh thần, đảm bảo cho người dân sớm ổn định cuộc sống.
Có mặt ở Lai Châu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Hiện nay, các cơ quan liên tục cảnh báo cho nhân dân về tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường, trời vẫn tiếp tục mưa trong khi đất đá đã ngấm nước, có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Các đơn vị tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Lai Châu đã và đang triển khai nhiều biện pháp hiệu quả, nhằm hỗ trợ người dân sớm ổn định nơi ăn chỗ ở, đồng thời, tập trung tối đa nhân lực cho công tác tìm kiếm người mất tích và khắc phục hậu quả trận lũ.
Công Tuyên