Nâng tầm giá trị cà phê Việt (Bài 2)

Nâng tầm giá trị cà phê Việt (Bài 2)

Để phát triển bền vững và nâng tầm giá trị của cây cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều đề án, dự án; trong đó, hiệu quả phải kể đến Đề án tái canh cà phê vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2014-2020. Chương trình tái canh cà phê đã đem lại hiệu quả rõ rệt, với hàng trăm nghìn héc ta cà phê được trẻ hóa; năng suất và chất lượng cà phê đều tăng làm cho thu nhập của người trồng cà phê tăng lên đáng kể.
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào tái canh cà phê

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào tái canh cà phê

Để cho cà phê tái canh đạt hiệu quả năng suất cao, các doanh nghiệp và nông hộ ở Đắk Lắk đã áp dụng nhiều biện pháp như: nhổ cây cà phê già cỗi, sâu bệnh, rà thật sạch rễ, thu dọn hết tàn dư thực vật đưa ra khỏi vườn, phun mưa... Sử dụng cây giống các dòng cà phê lai mới đã được công nhận như: TR4, TR5, TR6, TR8, TR9, TR11, TS1…với chất lượng tốt đưa vào trồng đại trà; đồng thời cắm cọc chống xoay gốc cây cà phê con khi có mưa to, gió lớn, đào rãnh chống rửa trôi xói mòn đất.