Sáng 30/3, ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, sáng 29/3, trên tuyến đường Quốc lộ 3B, đoạn đi qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư (huyện Na Rì) xuất hiện hố sụt lún lớn, nằm giữa dải phân cách, có chiều dài 7m, chiều sâu khoảng 5m, dưới đáy hố sụt có nước.
Ngày 31/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 4314/QĐ-UBND, công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, sụt lún đồi đất tại thôn Đồng Phông, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh.
Những ngày qua, bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) xuất hiện vết nứt, sụt lún và hố cát-tơ. Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đến 19 hộ dân sống bên dưới triền đồi.
Ngày 16/9, ông Nguyễn Trung Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND xã vừa có báo cáo gửi các ngành chức năng về tình trạng sạt lở, sụt lún hai bên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua dốc Ông Bồ, thuộc địa phận thôn 3, xã Quảng Tín.
Ngày 15/8, ông Hà Văn Nguyệt, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết, do mưa lớn kéo dài, trên tuyến Quốc lộ 217 xảy ra tình trạng sạt lở, kèm sụt lún, nứt mặt đường tại Km111+450 đoạn qua xã, làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khi đi qua khu vực này.
Ngày 9/8, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã chủ trì cuộc họp đột xuất để lắng nghe báo cáo và cho ý kiến đề xuất, kiến nghị xử lý tình hình sạt lở, sụt lún đất trên địa bàn.
Để đưa ra được các giải pháp có tính toàn diện và bền vững giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng đề án “Phòng chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long sẽ theo hướng thích nghi có kiểm soát, chủ động tạo ra chế độ nước hợp lý trên nền chế độ tự nhiên, làm giảm mức độ rủi ro, bấp bênh trong các hoạt động kinh tế - xã hội.
Ảnh hưởng của hạn hán kéo dài và mực nước trên các tuyến kênh, rạch xuống thấp đã khiến nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) bị sụt lún, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, tài sản và việc đi lại của người dân. Ngành chức năng và người dân nơi đây đang nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, sớm ổn định đời sống người dân.
Những ngày đầu tháng 5/2024, tình trạng sụt lún, sạt lở và rạn nứt có nguy cơ sạt lở cao ở vùng đệm huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất, đời sống, giao thông đi lại của người dân trong vùng.
Gần đây, một số địa phương thuộc khu vực Nam Bộ bị sạt lở, sụt lún đất gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân. Cụ thể, hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang đã công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) và khu vực vùng đệm U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang).
Tỉnh lộ 7 là tuyến giao thông huyết mạch nối huyện Lắk với huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, một đoạn đường qua xã Buôn Triết, huyện Lắk bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng từ tháng 10/2023 đến nay vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa. Thực tế này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân hai huyện trên.
Nhiều hộ dân tại thôn Phú Hưng, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) bất an với tình trạng sạt lở bờ sông Krông Nô, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh, các công trình công cộng và Quốc lộ 28 nằm gần khu vực này.
Ngày 9/11, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Nông xác nhận, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản phản hồi về phương án sửa chữa sự cố sụt lún, sạt trượt đường Hồ Chí Minh, đoạn qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Ngày 14/9, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai biện pháp an toàn tại đường số 3 và số 4 đang bị sạt lở ở thành phố Bảo Lộc. Đây là các tuyến đường dẫn vào khu dân cư có hàng chục hộ dân sinh sống.
Ngày 11/9, các cơ quan chức năng thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã kiểm tra, khảo sát đường giao thông số 3 thuộc Dự án khu tái định cư Tổ dân phố 3, phường Lộc Tiến vừa bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối đến đêm 24/8, khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa 20 - 40mm, có nơi trên 70mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy khu vực vùng núi Bắc Bộ.
Tiếp tục chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 12/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục đi khảo sát thực tế và có buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố về tình hình và công tác khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở và ngập úng tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện tượng El Nino đã tác động tiêu cực đến nước ta với diễn biến bất thường của thời tiết, xảy ra nhiều tình huống thiên tai bất thường, khó dự đoán. Mưa lớn bất ngờ và kéo dài ở một số địa phương có thể gây lũ quét, ngập lụt, xảy ra sụt lún, sạt lở đất làm rất lớn đến tính mạng, tài sản, đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Chiều 3/8, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang khẩn trương triển khai khắc phục sự cố Dự án Đường tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo bị sụt lún nghiêm trọng trong đợt mưa lũ.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị huy động nhân lực, phương tiện triển khai thi công khắc phục sự cố đứt gãy, sụt lún nghiêm trọng xảy ra lúc rạng sáng 16/10, từ Km7+745 đến Km7+900 trên Quốc lộ 15D, đoạn qua thôn La Lay, xã A Ngo, huyện miền núi Đakrông.
Liên quan đến sụt lún tại xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp), sáng 13/10 tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2022, do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức, ông Võ Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, trước đó, UBND huyện Quỳ Hợp đã hợp đồng với Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ để tìm nguyên nhân sụt lún.
Trong thời gian qua, hiện tượng sụt lún đã diễn ra nghiêm trọng tại km22 +600, trên tuyến tỉnh lộ 152, đoạn đi qua địa bàn xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; đặc biệt, sáng ngày 13/3, hiện tượng sụt lún đã nghiêm trọng hơn với những vết nứt sâu, kéo dài hơn so với trước, mặt đường đã bị sụt lún xuống gần 1 mét so với hiện trạng ban đầu, gây nguy hiệm cho các phương tiện giao thông qua lại.
Sáng 1/12, ông Nguyễn Văn Lãnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.5 (Cục Quản lý Đường bộ III) cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, một đoạn đường trên Quốc lộ 26, đoạn qua địa phận huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, bị sụt lún nghiêm trọng khiến giao thông hoàn toàn tê liệt.
Đường Sao Bọng – Đăng Hà là tuyến độc đạo nối hai tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng đang bị ngừng trệ giao thông vì xảy ra sạt lở, trượt lún nền mặt đường. Trong khi lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước đang điều động nhiều phương tiện, máy móc, nhân lực khẩn trương khắc phục điểm sạt lở, trượt lún mặt đường tại Km 18 +300 thì trên tuyến đường này lại tiếp tục xuất hiện hơn 10 điểm sạt lở mới.
Tỉnh Cà Mau hiện còn hơn 5.000 hộ dân đang sống ở những vùng được cảnh báo là có nguy cơ sụt lún, sạt lở cao, chủ yếu ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển...
Từ đầu tháng 4 đến nay, trên tuyến tỉnh lộ 965, đoạn từ trung tâm huyện U Minh Thượng đến xã Minh Thuận (tỉnh Kiên Giang) dài hơn 16 km đã xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, bất thường mà nhiều người dân ở đây cho biết do ảnh hưởng của hạn hán, kênh mương cạn kiệt nước.