Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận hơn 170 ca mắc sốt rét, trong đó riêng huyện miền núi Khánh Vĩnh có 160 ca. Các biện pháp phòng, chống bệnh đã được các cấp, ngành triển khai nhưng số ca mắc vẫn tăng.
Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ” do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tổ chức ngày 22/2, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Kết quả phòng, chống sốt rét ở Việt Nam đã đạt được là vô cùng to lớn và là điểm sáng của khu vực và thế giới. Trong đó, công tác phòng, chống sốt rét của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã góp phần làm giảm sâu cả 3 tiêu chí: số mắc, số tử vong, số vụ dịch. Đến năm 2023 đã có 46 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét và Việt Nam đang tự tin thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.
Tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống sốt rét tại “điểm nóng” huyện miền núi Khánh Vĩnh, trong đó tập trung đẩy mạnh truyền thông bằng nhiều hình thức.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong hai nghiên cứu được công bố ngày 26/9, một nhóm nghiên cứu đến từ Trường Nghiên cứu Y tế Menzies có trụ sở tại thành phố Darwin và Đại học Melbourne (Australia) đã phân tích hiệu quả và độ an toàn của liều primaquine để ngăn ngừa tái phát bệnh sốt rét ở hơn 6.800 bệnh nhân. Primaquine là một loại thuốc dùng để điều trị và phòng ngừa sốt rét và điều trị viêm phổi do Pneumocystis gây ra.
Một nghiên cứu mới, do Viện Burnet của Australia dẫn đầu, đã sử dụng phương pháp giải trình tự bộ gene và kỹ thuật di truyền để phân tích cách thức một phân tử hoặc một hợp chất thuốc đặc biệt ngăn chặn ký sinh trùng Plasmodium Falciparum (P. Falciparum) gây bệnh sốt rét xâm nhập các tế bào hồng cầu.
Ngày 20/12, tại thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức tổng kết công tác phòng, chống và loại trừ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2022.
Các nhà khoa học Thụy Điển tin rằng đã tìm ra bí quyết về cách thức mới thân thiện với môi trường để tiêu diệt loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét.
Ngày 20/7, Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do Cục trưởng Đặng Quang Tấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế Đắk Lắk về công tác phòng chống bệnh bạch hầu và một số dịch bệnh khác.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm, dễ lây truyền, thường tập trung ở các vùng rừng núi. Hàng năm, các địa phương thuộc khu vực này luôn phải đối mặt với số bệnh nhân sốt rét tăng cao.Chỉ tính từ tháng 1/2019 đến đầu tháng 5 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 263 ca bệnh sốt rét tập trung tại các huyện: Ea Kar, Krông Năng, Buôn Đôn.
Ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Côn trùng - Ký sinh trùng tỉnh Đắk Lắk cho biết, bệnh sốt rét đang gia tăng và diễn biến phức tạp tại tỉnh Đắk Lắk, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác phòng chống. Theo thống kê của Trung tâm, từ đầu năm 2019 đến ngày 5/5, toàn tỉnh ghi nhận 263 ca bệnh sốt rét tập trung tại các huyện Ea Kar, Krông Năng, Buôn Đôn, M Đrắk…