Nồng nàn đêm hội sóc Bom Bo

Nồng nàn đêm hội sóc Bom Bo

Tối 10/11, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) diễn ra bế mạc Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Hàng trăm ngàn khách du lịch và người dân nô nức tham dự.

Tiết mục văn nghệ tại Lễ khai mạc lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Ảnh: Nhật Bình - TTXVN

Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo

Ngày 9/11, Lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” đã khai mạc tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Lễ hội diễn ra đến 10/11, nhằm tái hiện lại hình ảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào dân tộc S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người S’tiêng

Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người S’tiêng

Trong 5 ngày (từ ngày 3-7/4), tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng, sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy về bảo tồn, phát huy kỹ thuật chế biến rượu cần truyền thống của người S’tiêng.
Rượu cần của dân tộc S’Tiêng tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ảnh: K GỬIH – TTXVN

Bình Phước: Phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc S'Tiêng

Sản phẩm rượu cần của dân tộc S’Tiêng ở Bình Phước đang từng bước xây dựng sự khác biệt về hương vị, độ đậm đà, chất lượng riêng có của người dân tộc thiểu số bản địa. Đây là một sản vật đặc trưng, góp phần vào sự phong phú đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng. Với giá trị tiêu biểu, đặc biệt này, Kỹ thuật chế biến rượu cần người S’Tiêng Bình Phước vừa được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.