Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng.
Chiều 25/4, tại thành phố Cao Lãnh, Đoàn công tác Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) do ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ làm Trưởng đoàn đến làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp về chương trình phối hợp giữa Bộ khoa học và công nghệ với UBND tỉnh Đồng Tháp liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Sự vụ bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở một số thị trường trên thế giới và gần đây là bản quyền giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ1) sau những tranh cãi nảy lửa đã tìm ra được hướng giải quyết hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông dân. Nhưng nhìn ở góc độ nông sản Việt đang ngày càng ra "biển lớn" thì vấn đề về bản quyền, sở hữu trí tuệ về giống hay thương hiệu tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cần được coi trọng, tránh trong tương lai, nông sản Việt bị các thị trường từ chối.
Thời gian gần đây, gạo ST25 của Việt Nam liên tiếp bị đăng ký thương hiệu tại Mỹ và Australia khiến câu chuyện càng trở nên nóng hơn về loại gạo ngon nhất thế giới này. Đây không phải lần đầu tiên thương hiệu sản phẩm của Việt Nam bị "đánh cắp" mà là sự nối dài chuỗi câu chuyện xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt. Trước đó, không ít doanh nghiệp cũng từng ngẩn ngơ khi đứa "con đẻ" của mình bị "đánh cắp" và chuyển khẩu ngay trước mắt, song lực bất tòng tâm. Chính vì vậy, đó là hồi chuông cảnh tỉnh với từng cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp và phải coi thương hiệu như tài sản trí tuệ để có chiến lược bảo vệ, giữ gìn thương hiệu ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phỏng vấn Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Đinh Hữu Phí về những nội dung liên quan.
Việc khai thác giá trị hiệu quả cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực góp phần quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các địa phương và doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị thương hiệu lớn, có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Việc khai thác giá trị hiệu quả cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực góp phần quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các địa phương và doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị thương hiệu lớn, có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Ngày 12/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” tại khu vực phía Nam.
Sản phẩm hạt điều Bình Phước vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. “Thủ phủ” tỉnh này cũng đang xây dựng thương hiệu sản phẩm điều Bình Phước trở thành thương hiệu quốc gia.
Vừa qua, Sở KH&CN TP. Cần Thơ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức lớp tập huấn “Đăng ký, công nhận và khai thác sáng kiến” nhằm triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về sáng kiến và góp phần thúc đẩy hoạt động sáng kiến trong thành phố.
Ngày 23/3/2017, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry đã có buổi thăm và làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là cơ hội để hai bên tăng cường hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới và tăng cường sự hỗ trợ tích cực của WIPO dành cho Việt Nam nói chung và Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng.
Chiều 21/3, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry (Phờ-ran-xít Gu-ry) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Nhà nước Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện để hệ thống sở hữu trí tuệ được phát triển và đóng góp tối đa cho sự phát triển kinh tế - xã hội.