UBND tỉnh vừa phê duyệt và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện phương án phát triển bền vững, đạt giá trị cao với ngành chế biến và nuôi tôm nước mặn, lợ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những năm gần đây, cây dứa phát triển mạnh trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Krông Bông, nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo nhờ cây dứa.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong ba chương trình đột phá do tỉnh Long An đề ra nhằm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Lào Cai sở hữu nhiều tiểu vùng khí hậu cùng với thổ nhưỡng đặc thù có nhiều tiềm năng để phát triển những sản phẩm cây trồng chủ lực hàng hóa chất lượng cao, được khách hàng yêu thích.
Tại hội nghị trực tuyến "Tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giai đoạn 2021-2025" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 11/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ thời gian tới phải hướng đến sản xuất chuyên nghiệp hơn theo hướng hàng hóa, an toàn sinh học, tạo sản phẩm có lợi thế về cạnh tranh.
20 tác phẩm xuất sắc được tôn vinh tại Cuộc thi viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông tin trên được ông Phan Huy Hiền, Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi cho biết ngày 7/11, tại Hà Nội.
Những năm qua, bằng nhiều cách làm khác nhau, nông dân tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là đồng bào Chăm đã có nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.