Ngày 9/8, tại Hội nghị Sản xuất sắn trên đất dốc các tỉnh phía Bắc diễn ra ở thành phố Yên Bái do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và Hiệp hội Sắn Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung yêu cầu các đơn vị chức năng trong thời gian tới cần rà soát xây dựng các quy trình sản xuất sắn trên đất dốc theo hướng bền vững và phù hợp với điều kiện sinh thái.
Ngày 27/6, tại tỉnh Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Năm 2023, tỉnh Quảng Bình trồng trên 6.500 ha sắn nguyên liệu nhưng có trên 2.000 ha mắc bệnh khảm lá sắn. Hiện tại, sắn đang bước vào giai đoạn thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địa phương, đơn vị quản lý tốt, hạn chế lây lan, ảnh hưởng đến sản xuất sắn niên vụ 2024.
Ngày 31/8, ông Nguyễn Lê Lanh Đa, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, niên vụ sắn 2022 - 2023, nông dân tỉnh Phú Yên đã trồng 25.191 ha sắn nhưng hiện nay, bệnh khảm lá virus đang phát sinh gây hại trên 57% diện tích, ở giai đoạn sắn phát triển thân lá và tích lũy bột.
Tại các vùng trồng sắn nguyên liệu ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ... đã xảy ra hiện tượng sắn bị bệnh khảm lá. Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An, hiện tỉnh đã xuống giống trên 9.000 ha sắn nguyên liệu nhưng đã có đến trên 3.600 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có hơn 1.000 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, nhiều diện tích phải nhổ bỏ hoàn toàn. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp ngăn chặn bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng gây thiệt hại cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Điệp khúc nông sản “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như vòng luẩn quẩn cứ bám riết lấy người nông dân một nắng hai sương khiến họ quanh năm luôn phải đối mặt với nợ nần, đói khát. Chưa kịp vượt khó khăn do mưa lũ gây ra vào cuối năm 2016 vừa qua, thì giờ đây, người nông dân ở Ia Pa, tỉnh Gia Lai lại tiếp tục đón nhận “trái đắng” khi giá sắn bất ngờ xuống thấp kỷ lục.