Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có thảm thực vật rất phong phú với hơn 130 loài thực vật bậc cao, với 6 kiểu quần xã đặc trưng: quần xã sen, lúa ma, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm. Đặc biệt, Vườn quốc gia còn bảo tồn, lưu giữ lúa ma hay còn gọi lúa trời (Oryza rufipogon Griff), là loại thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.
Vườn Quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) rộng gần 25.000 ha với hệ sinh thái phong phú, nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát triển các loại hình du lịch sinh thái.
Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay tại Vườn xuất hiện khoảng 200 cá thể cò nhạn (hay còn gọi là cò ốc) quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam về cư trú.
Trước thực trạng đàn voọc chà vá chân xám quý hiếm được phát hiện thời gian gần đây ở xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đối diện với nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc một cách quyết liệt, tuyên truyền, phục hồi và mở rộng sinh cảnh rừng nhằm bảo tồn đàn Voọc chà vá chân xám quý hiếm này.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ.