Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…
Tỉnh Đắk Lắk có 411.930,9 ha rừng tự nhiên, trong các khu rừng nguyên sinh của vườn quốc gia, khu bảo tồn… có hệ thống động vật phong phú, đa dạng. Điều này luôn “hấp dẫn” các đối tượng vào rừng để săn bắt động vật hoang dã, xâm hại tài nguyên rừng. Do đó, lực lượng chức năng cũng như chủ rừng luôn tăng cường các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi săn bắt động vật hoang dã, duy trì và bảo tồn hệ sinh thái của những khu rừng nguyên sinh.
Những ngày qua, một số đối tượng đã mở đường vào khu rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ ở đầu nguồn, nằm trên một ngọn núi cao thuộc thôn Tà Lêng, xã Đakrông, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị để chặt hạ nhiều cây rừng tự nhiên.
Ngày 5/7, tại Tiểu khu 378, thuộc ấp Thạch Màng (xã Tân, huyện Đồng Phú), Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã thả một con tê tê quý hiếm về với rừng tự nhiên.
Ngày 11/6, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Ban Trị sự chùa Phật Quang (xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) và Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ tổ chức thả 9 cá thể động vật hoang dã về với rừng tự nhiên.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, 4 tháng đầu năm 2024, lực lượng Kiểm lâm phối hợp chủ rừng và các đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý 143 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, lấn chiếm đất rừng. Trong đó, phần lớn là phá rừng trái pháp luật, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, lấn chiếm đất rừng… Tổng diện tích rừng bị phá tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2023.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn. Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện khoảng 343.000 ha; trong đó rừng tự nhiên khoảng 297.000 ha và rừng trồng khoảng 45.200 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh là 43,08%.
Tối 5/4, vụ cháy rừng tràm xảy ra trên địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã nhanh chóng được khoanh vùng, dập tắt không để lan rộng ra diện tích rừng tự nhiên.
Nhiều vạt rừng tự nhiên trên lâm phần giao cho Công ty Cổ phần Basaltstone (xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) đã bị xóa sổ. Tình trạng này diễn ra trên quy mô lớn, thời gian dài nhưng không được chủ rừng ngăn chặn, xử lý hiệu quả.
Một vụ phá rừng tự nhiên trái phép với diện tích gần 5 ha (trong đó có khoảng 3 ha diện tích rừng có cây gỗ) vừa xảy ra tại tiểu khu 793 thuộc lâm phần quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de.
Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ việc 52 cây gỗ rừng tự nhiên bị cưa hạ tại rừng phòng hộ Ya Hội (xã Ya Hội, huyện Đăk Pơ).
Chiều 14/11, tại gia đình anh Nguyễn Hồng Phước (ở khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú), Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận 25 con nhím về chăm sóc để thả về rừng tự nhiên.
Những cây chè cổ thụ của Lào Cai nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, có đường kính từ 20 - 40 cm; rêu phong bao phủ, mọc dưới tán rừng tự nhiên với giá bán lên tới hàng triệu đồng/kg thành phẩm đang thực sự được coi là báu vật địa phương cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
Ngày 21/4, Đoàn kiểm tra do ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) dẫn đầu cùng các đơn vị có liên quan gồm Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông, Công an huyện Đakrông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đakrông, Ban Chỉ huy Quân sự và cán bộ Văn phòng huyện đã đi kiểm tra thực tế hiện trường vụ phá rừng quy mô lớn ở xã Đakrông.
Ngày 13/9, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) Nguyễn Ơn cho biết: Hạt Kiểm lâm huyện đã lập hồ sơ vụ phá hơn 5ha rừng tự nhiên tại xã Tây Thuận; đang phối hợp với cơ quan công an để điều tra làm rõ đối tượng phá rừng.
Ngày 23/8, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập - Phước Long (Bình Phước) và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tổ chức thả 6 cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên.
Kbang là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất tỉnh Gia Lai với hơn 120.000 ha. Đặc biệt, với sự góp mặt của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang được xem là vùng trọng điểm về trữ lượng cũng như chủng loại gỗ rừng quý hiếm. Điều này khiến rừng Kbang lâu nay trở thành mục tiêu của các đối tượng “lâm tặc”.
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các chủ rừng kiểm tra lại toàn bộ diện tích rừng tự nhiên bị phá, bị lấn chiếm trái phép (theo diện tích kiểm kê rừng từ năm 2014 trở lại đây), xác định rõ diện tích, tiểu khu, lô, khoảnh, trạng thái rừng trước khi bị phá, trạng thái rừng hiện tại, xác định nguyên nhân, thiết lập biên bản đối với diện tích chưa được thiết lập văn bản.
Từ năm 2008, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa (Đắk Nông) được giao quản lý, bảo vệ hơn 13.000 hécta rừng và đất lâm nghiệp, trong đó 11.790 hécta là rừng tự nhiên.
Cùng với việc tiếp tục đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên, trong năm 2016, tỉnh Phú Yên đã khai thác 21.000 m3 gỗ rừng trồng, chủ yếu là keo lai, đạt 42% kế hoạch cả năm. Tỉnh Phú Yên phấn đấu năm nay khai thác 50.000 m3 gỗ rừng trồng, tăng 10.000 m3 so với năm 2015.
Sáng 20/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị bàn về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.