Thời gian gần đây, do khó khăn thị trường tiêu thụ cùng giá các loại gỗ đã qua chế biến xuống thấp khiến cho phần lớn cơ sở chế biến gỗ rừng trồng tại tỉnh Yên Bái hoạt động cầm chừng, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn. Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện khoảng 343.000 ha; trong đó rừng tự nhiên khoảng 297.000 ha và rừng trồng khoảng 45.200 ha. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh là 43,08%.
Tỉnh Tuyên Quang có gần 450 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm 70% diện tích tự nhiên), trong đó có 190 nghìn ha rừng trồng, với sản lượng gỗ khai thác 1 triệu m3/năm, lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phát huy lợi thế này, tỉnh đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp xây dựng Tuyên Quang trở thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm sản xuất, chế biến gỗ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tháng 7/2021, có 29 hộ dân ở thôn Tu Mơ Rông và Mô Pả xã Đăk Hà huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đăng ký trồng rừng với diện tích hơn 33 ha. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm đến nay, số diện tích rừng trồng trên đã chết nhiều, mật độ cây sống chưa tới 20% khiến người dân lo lắng.
Ngày 7/12, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên tổ chức tọa đàm “Phát triển rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng”, đồng thời triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông tại tỉnh Phú Yên.
Cùng với việc tiếp tục đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên, trong năm 2016, tỉnh Phú Yên đã khai thác 21.000 m3 gỗ rừng trồng, chủ yếu là keo lai, đạt 42% kế hoạch cả năm. Tỉnh Phú Yên phấn đấu năm nay khai thác 50.000 m3 gỗ rừng trồng, tăng 10.000 m3 so với năm 2015.