Quảng Bình là tỉnh thường xuyên hứng chịu khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, năm 2016, chính quyền và người dân nơi đây phải đối mặt với nhiều hệ lụy do sự cố ô nhiễm môi trường biển, tiếp đó là đợt lũ kép lịch sử tháng 10 và 11. Năm 2017, Quảng Bình lại tiếp tục “gồng mình” khắc phục hậu quả của cơn bão số 10 – một cơn bão được xem là mạnh nhất trong vòng 10 năm qua trên địa bàn tỉnh. Trước những bất thường của thiên tai, cuộc sống người dân nơi đây vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đây là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội… của địa phương.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, huy động mọi nguồn lực để phát triển linh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường quốc phòng – an ninh, quyết tâm phấn đấu đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chương trình hành động số 05 về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm. Đây là một trong ba Chương trình hành động trọng tâm của tỉnh trong nhiệm kỳ này.
Đồng hành cùng với người dân vùng thiên tai, người nghèo, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy; phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, huy động được sức mạnh của toàn dân khắc phục khó khăn. Nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả các chương trình, công tác vì người nghèo, cứu trợ và an sinh xã hội đã được triển khai.
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình Trần Quang Minh cho biết: Hướng đi mới trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn cứu trợ là chú trọng khâu ổn định sinh kế lâu dài cho người dân vùng chịu ảnh hưởng do thiên tai; hỗ trợ bằng sản phẩm, phương tiện sản xuất để người dân phát triển bền vững. Công tác an sinh xã hội đã tập trung vận động từ các nguồn lực hỗ trợ cộng đồng nghèo, các công trình dân sinh, y tế, giáo dục, văn hóa… mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thiết thực hướng về người nghèo, vùng bị thiên tai. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Từ năm 2014 đến nay, hệ thống Mặt trận các cấp trong tỉnh đã vận động Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ Cứu trợ và các nguồn an sinh xã hội đạt gần 442 tỉ đồng. Từ các nguồn quỹ, công tác chăm lo cho người nghèo ngày càng được mở rộng, hướng tới hộ cận nghèo, cộng đồng nghèo. Theo đó, hệ thống Mặt trận đã hỗ trợ xây dựng 927 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra, tổng trị giá trên 30 tỉ đồng. Trong đó, trọng điểm là xây dựng 146 ngôi nhà ở cho hộ dân tộc thiểu số nghèo ở các xã miền núi, biên giới của tỉnh. Song song với đó là hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và tiếp sức cho học sinh nghèo; hỗ trợ vật tư phân bón, giống cây trồng vật nuôi, phương tiện sản xuất cho hơn 5.300 hộ nghèo.
Đặc biệt, thông qua Đề án 85/ĐA-BTT (về hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo bị thiên hại do lũ lụt năm 2016 và vùng thường xuyên bị thiên tai để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2014-2019), tỉnh đã hỗ trợ cho người dân hơn 2.000 con bò giống lai sinh sản, tổng trị giá trên 30 tỉ đồng.
Những công trình, hoạt động ý nghĩa và thiết thực hướng về người nghèo, vùng bị thiên tai đã tiếp động lực, giúp bà con an cư lạc nghiệp, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững; đóng góp tích cực trong thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều trong toàn tỉnh giảm từ 14,42% năm 2016 xuống còn 6,98% năm 2018.
Gia đình bà Trần Thị Bích Lý (sinh năm 1963) là một trong 10 hộ gia đình ở xã Văn Hóa, huyện miền núi Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) được tặng bò giống sinh sản từ Đề án 85/ĐA-BTT. Bà Lý cho biết: Trận lũ kép năm 2016 đã nhấn chìm ngôi nhà cấp bốn của gia đình trong biển nước. Toàn bộ tài sản trong nhà bị nước lũ cuốn trôi. Lũ dữ đi qua đã đẩy cuộc sống của gia đình bà rơi vào cảnh khó khăn chồng chất.
Được tặng bò giống, bà Trần Thị Bích Lý được tập huấn kỹ thuật, kiến thức chăn nuôi bò và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của các cấp, bà Lý quyết tâm vượt lên đói nghèo, tập trung sản xuất nông nghiệp, chăm sóc tốt bò giống, nuôi thêm lợn, gà và trồng rau màu… Từ gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã, nhờ chăm chỉ, chịu khó lao động sản xuất, sau 2 năm, gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập ổn định.
Bà Lý xúc động bày tỏ: Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, con bò giống mà Mặt trận các cấp trao tặng như chiếc phao cứu cánh giúp gia đình vượt qua cơn bĩ cực. Đến nay, bò giống của gia đình phát triển rất tốt và đã sinh được một con bê 3 tháng tuổi. Bà rất phấn khởi và biết ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận các cấp đã luôn đồng hành, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.”
Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động an sinh xã hội. Điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số Kiến thiết Quảng Bình. Từ năm 2014 đến nay, tập thể cán bộ Công ty đã quyên góp, hỗ trợ xây dựng 50 ngôi Nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo và nạn nhân da cam, chi phí bình quân 30-50 triệu đồng/nhà. Đợt lũ lịch sử năm 2016 và năm 2017, chia sẻ khó khăn, mất mát với đồng bào trong tỉnh, Công ty đã miễn 100% chi phí phòng nghỉ, Nhà khách của Công ty cho hơn 1.200 lượt khách, đoàn đến cứu trợ Quảng Bình. Năm 2018, Công ty đã ủng hộ 500 triệu đồng để làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo. Các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ cán bộ, người lao động trong Công ty, các đối tượng chính sách… được thực hiện thường xuyên.
Ông Lê Trọng Huấn, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Quảng Bình cho biết: Đây không chỉ là trách nhiệm và còn là hành động nhân văn của mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động của Công ty. Những điều đó được xây dựng, vun đắp qua nhiều năm và đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của Công ty. Thời gian tới, Công ty sẽ phấn đấu duy trì đều đặn các hoạt động an sinh xã hội, cứu trợ; mỗi năm, sẽ hỗ trợ xây khoảng 10 nhà Đại đoàn kết, Nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo và nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt hơn công tác chăm lo cho người nghèo, cộng đồng nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang yêu cầu Mặt trận các cấp trong tỉnh cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác an sinh xã hội; huy động sự chung tay góp sức từ các nguồn lực xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng bị thiên tai. Đồng thời, Mặt trận các cấp trong tỉnh phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các ban ngành lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng thực hiện có hiệu quả.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, huy động mọi nguồn lực để phát triển linh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường quốc phòng – an ninh, quyết tâm phấn đấu đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chương trình hành động số 05 về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm. Đây là một trong ba Chương trình hành động trọng tâm của tỉnh trong nhiệm kỳ này.
Đồng hành cùng với người dân vùng thiên tai, người nghèo, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy; phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, huy động được sức mạnh của toàn dân khắc phục khó khăn. Nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả các chương trình, công tác vì người nghèo, cứu trợ và an sinh xã hội đã được triển khai.
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình Trần Quang Minh cho biết: Hướng đi mới trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn cứu trợ là chú trọng khâu ổn định sinh kế lâu dài cho người dân vùng chịu ảnh hưởng do thiên tai; hỗ trợ bằng sản phẩm, phương tiện sản xuất để người dân phát triển bền vững. Công tác an sinh xã hội đã tập trung vận động từ các nguồn lực hỗ trợ cộng đồng nghèo, các công trình dân sinh, y tế, giáo dục, văn hóa… mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thiết thực hướng về người nghèo, vùng bị thiên tai. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Từ năm 2014 đến nay, hệ thống Mặt trận các cấp trong tỉnh đã vận động Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ Cứu trợ và các nguồn an sinh xã hội đạt gần 442 tỉ đồng. Từ các nguồn quỹ, công tác chăm lo cho người nghèo ngày càng được mở rộng, hướng tới hộ cận nghèo, cộng đồng nghèo. Theo đó, hệ thống Mặt trận đã hỗ trợ xây dựng 927 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra, tổng trị giá trên 30 tỉ đồng. Trong đó, trọng điểm là xây dựng 146 ngôi nhà ở cho hộ dân tộc thiểu số nghèo ở các xã miền núi, biên giới của tỉnh. Song song với đó là hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và tiếp sức cho học sinh nghèo; hỗ trợ vật tư phân bón, giống cây trồng vật nuôi, phương tiện sản xuất cho hơn 5.300 hộ nghèo.
Đặc biệt, thông qua Đề án 85/ĐA-BTT (về hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo bị thiên hại do lũ lụt năm 2016 và vùng thường xuyên bị thiên tai để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2014-2019), tỉnh đã hỗ trợ cho người dân hơn 2.000 con bò giống lai sinh sản, tổng trị giá trên 30 tỉ đồng.
Những công trình, hoạt động ý nghĩa và thiết thực hướng về người nghèo, vùng bị thiên tai đã tiếp động lực, giúp bà con an cư lạc nghiệp, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững; đóng góp tích cực trong thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều trong toàn tỉnh giảm từ 14,42% năm 2016 xuống còn 6,98% năm 2018.
Gia đình bà Trần Thị Bích Lý (sinh năm 1963) là một trong 10 hộ gia đình ở xã Văn Hóa, huyện miền núi Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) được tặng bò giống sinh sản từ Đề án 85/ĐA-BTT. Bà Lý cho biết: Trận lũ kép năm 2016 đã nhấn chìm ngôi nhà cấp bốn của gia đình trong biển nước. Toàn bộ tài sản trong nhà bị nước lũ cuốn trôi. Lũ dữ đi qua đã đẩy cuộc sống của gia đình bà rơi vào cảnh khó khăn chồng chất.
Được tặng bò giống, bà Trần Thị Bích Lý được tập huấn kỹ thuật, kiến thức chăn nuôi bò và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của các cấp, bà Lý quyết tâm vượt lên đói nghèo, tập trung sản xuất nông nghiệp, chăm sóc tốt bò giống, nuôi thêm lợn, gà và trồng rau màu… Từ gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã, nhờ chăm chỉ, chịu khó lao động sản xuất, sau 2 năm, gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập ổn định.
Bà Lý xúc động bày tỏ: Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, con bò giống mà Mặt trận các cấp trao tặng như chiếc phao cứu cánh giúp gia đình vượt qua cơn bĩ cực. Đến nay, bò giống của gia đình phát triển rất tốt và đã sinh được một con bê 3 tháng tuổi. Bà rất phấn khởi và biết ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận các cấp đã luôn đồng hành, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.”
Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động an sinh xã hội. Điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số Kiến thiết Quảng Bình. Từ năm 2014 đến nay, tập thể cán bộ Công ty đã quyên góp, hỗ trợ xây dựng 50 ngôi Nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo và nạn nhân da cam, chi phí bình quân 30-50 triệu đồng/nhà. Đợt lũ lịch sử năm 2016 và năm 2017, chia sẻ khó khăn, mất mát với đồng bào trong tỉnh, Công ty đã miễn 100% chi phí phòng nghỉ, Nhà khách của Công ty cho hơn 1.200 lượt khách, đoàn đến cứu trợ Quảng Bình. Năm 2018, Công ty đã ủng hộ 500 triệu đồng để làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo. Các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ cán bộ, người lao động trong Công ty, các đối tượng chính sách… được thực hiện thường xuyên.
Ông Lê Trọng Huấn, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Quảng Bình cho biết: Đây không chỉ là trách nhiệm và còn là hành động nhân văn của mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động của Công ty. Những điều đó được xây dựng, vun đắp qua nhiều năm và đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của Công ty. Thời gian tới, Công ty sẽ phấn đấu duy trì đều đặn các hoạt động an sinh xã hội, cứu trợ; mỗi năm, sẽ hỗ trợ xây khoảng 10 nhà Đại đoàn kết, Nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo và nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện tốt hơn công tác chăm lo cho người nghèo, cộng đồng nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang yêu cầu Mặt trận các cấp trong tỉnh cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác an sinh xã hội; huy động sự chung tay góp sức từ các nguồn lực xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng bị thiên tai. Đồng thời, Mặt trận các cấp trong tỉnh phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các ban ngành lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng thực hiện có hiệu quả.
Võ Dung