Bản Na Niếng, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) gồm 100 hộ đồng bào Mông, Thái, nhà nào cũng giữ được nếp nhà cổ của cha ông để lại. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Mái nhà sàn pơ mu - kho tàng văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi

Ngôi nhà trệt, nhà sàn được lợp bằng gỗ pơ mu không chỉ là nơi sinh sống mà còn chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Nghệ An. Trước sự tàn phá của thời gian và sự phát triển của xã hội, người dân cùng chính quyền địa phương các huyện miền núi Nghệ An đang nỗ lực bảo tồn nhà sàn, nhà trệt biểu tượng văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi không bị mai một.

Hiệu quả bước đầu trong việc triển khai trồng rừng pơ mu đã tạo được lòng tin trong nhân dân, làm thay đổi cơ bản thói quen từ đốt phá rừng trở thành người trồng, bảo vệ rừng của đồng bào Mông ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý - TTXVN

"Khu vàng xanh” ở miền Tây Nghệ An

Lọt thỏm giữa cánh rừng nghèo đầy cây bụi là cánh rừng pơ mu rộng gần 100 ha của người dân xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Những cây pơ mu, sa mu quý hiếm thẳng tắp, được đồng bào Mông trồng cách đây hơn 20 năm không chỉ mang lại giá trị về môi trường, phòng hộ, bảo vệ nguồn gen... mà còn là điểm đến của khách du lịch, mở ra cơ hội giúp người dân thoát nghèo.